6 phút đọc
3/13/2023
Bộ Y tế ra quyết định Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023
Ngày 10/03, Bộ Y tế ra Quyết định số 1331/QD-BYT về Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch truyền nhiễm năm 2023. Đây sẽ là căn cứ để các đơn vị, gồm Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của mình, và các Vụ, Cục, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch.
Nguyên nhân số lượng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp gia tăng
Mở đầu bản kế hoạch, Bộ Y tế tóm tắt tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022.
Theo đó, năm 2022 tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền, truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết,... Tại Việt Nam, từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó, trên 43.000 trường hợp tử vong; năm 2022, 371.000 ca mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong, 02 trường hợp đậu mùa khỉ và 01 trường hợp dương tính với cúm A(H5).
Để chủ động khống chế số ca mắc, tử vong do dịch bệnh, ngay từ đầu năm 2022, Bộ đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch. Với sự nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, ngành Y tế đã thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của cấp trên, đồng thời, từng bước kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngày 10/03, Bộ Y tế ra Quyết định số 1331/QD-BYT về Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch truyền nhiễm năm 2023. Nguồn: Vinmec.
Tuy vậy, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin số tử vong hàng tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tình số thực tế còn cao hơn nhiều. Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặc chẽ, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là vấn đề cần lưu ý.
Do đó, cần thiết có một văn bản hướng dẫn kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2023.
📍Mục tiêu chung: Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.
📍Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn.
- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh (bao gồm các nội dung về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm) đảm bảo tiến độ theo Chương trình của Quốc hội.
- Ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã thực hiện.
- Xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi là Thông tư 54/2015/TT-BYT) và Thông tư thay thế Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 38/2017/TT-BYT).
- Cập nhật, hoàn thiện, ban hành: Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật: Hướng dẫn giám sát COVID-19; Hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định; Hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
+ Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
+ Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm
- Dịch COVID-19: Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
- Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập.
- Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa xâm nhập và lây lan.
- Bệnh sốt xuất huyết:
-
Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022.
-
Tỷ lệ chết/mắc: <0,09%.
-
Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi rút: 3%.
- Bệnh sốt rét:
-
Tỷ lệ mắc: <2,5/100.000 dân.
-
Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân.
- Bệnh dại: Khống chế ≤ 80 trường hợp tử vong.
- Bệnh tay chân miệng:
-
Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.
-
Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
- Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
- Bệnh sởi, rubella:
-
Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân.
-
Tỷ lệ tử vong: < 0,1%.
- Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.
Quy trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định Bộ Y tế
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống, Cục Y tế Dự phòng.