7 phút đọc

8/5/2024

TƯƠNG TÁC THUỐC THẢO DƯỢC Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI THUỐC KHÁNG ĐÔNG VÀ KHÁNG TIỂU CẦU

TƯƠNG TÁC THUỐC THẢO DƯỢC Y HỌC CỔ TRUYỀN
VỚI THUỐC KHÁNG ĐÔNG VÀ KHÁNG TIỂU CẦU

ThS. Võ Thanh Phong

Liệu rằng có tăng nguy cơ xuất huyết trên các bệnh nhân cùng lúc sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng tiểu cầu của Tây y với các thuốc hành khí, hoạt huyết, hoặc các thảo dược có tác động kháng đông và kháng tiểu cầu? 

Hsin-Hui Tsai và cs (2012) đã tra cứu cơ sở dữ liệu từ các textbook về tương tác thuốc và thảo dược, các cơ sở dữ liệu (Pubmed, Airiti Library, China Journal full-text database). Nhóm đã thống kê có 90 loại thảo dược YHCT có tương tác, với 306 cặp tương tác được ghi nhận. Trong đó có 194 tương tác là có báo cáo về mức độ tương tác và cơ chế tương tác. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng trên các bệnh nhân cùng lúc vừa sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng tiểu tiểu cầu với thuốc YHCT trong các bệnh tim mạch, hoặc bệnh mạch máu não, sẽ có tiềm năng gây tăng nguy cơ xuất huyết do tương tác thuốc và không nên bỏ qua các tương tác này. Các thảo dược tương tác được tóm tắt trong Bảng bên dưới.

Table 1. Thống kê các tương tác thuốc thảo dược YHCT và thuốc kháng đông/kháng tiểu cầu

---

Tương tác với aspirin

Aspirin đạt nồng độ đỉnh trong máu sau 30 phút theo đường uống, thời gian cần để kháng tiểu cầu là 1 giờ, thời gian bán hủy là 15-20 phút do hiện tượng thủy phân xảy ra trong huyết tương, gan và hồng cầu. Trong khi trên thực hành lâm sàng, các thuốc YHCT thường được uống sau aspirin 2 giờ. Do đó, các tương tác ảnh hưởng đến aspirin là khó xảy ra. Cũng cần nhớ là aspirin ức chế COX-1 không hồi phục, nên sau khi đã gắn vào COX-1 của tiểu cầu sẽ gây bất hoạt chức năng của tiểu cầu trong suốt đời sống của nó, cho đến khi tiểu cầu mới được thay thế thì chức năng đông máu mới trở lại bình thường (khoảng 8-10 ngày).

Ngân hạnh diệp (Bạch quả)

Một số trường hợp riêng lẻ được báo cáo có xuất huyết liên quan đến sử dụng Bạch quả phối hợp với các thuốc ức chế COX như aspirin, ibuprofen. Một nghiên cứu hồi cứu cho thấy sử dụng độc vị Bạch quả với các thuốc kháng đông/kháng tiểu cầu làm tăng nguy cơ xuất huyết não tở người trên 65 tuổi và nam giới. Tuy nhiên, các RCTs ở người khỏe mạnh cũng như bệnh nhân sa sút trí tuệ không chứng minh được bất kỳ thay đổi nào về thời gian chảy máu và thời gian đông máu. Một RCT trên người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch cũng không cho thấy sự tăng nguy cơ xuất huyết khi sử dụng đồng thời aspirin và bạch quả so với chỉ sử dụng aspirin. Các nghiên cứu cũng khẳng định bạch quả không ảnh hưởng đến sự cầm máu cũng như không có ảnh hưởng đến đọ an toàn khi sử dụng cùng các thuốc aspirin hoặc warfarin.

Nhân sâm

Một RCT bắt chéo trên 12 người khỏe mạnh cho thấy Nhân sâm không ảnh hưởng đến INR, và sự kết tập tiểu cầu. Một RCT khác tiến hành trên bệnh nhân nhồi máu não cũng cho thấy Nhân sâm không ảnh hưởng đến INR, PT so với nhóm chỉ dùng warfarin. Như vậy, mặc dù trên tiền lâm sàng ghi nhận Nhân sâm kháng tiểu cầu và ảnh hưởng dòng thác đông máu, nhưng các nghiên cứu lâm sàng cho thấy ít có khả năng Nhân sâm tương tác với aspirin khi đồng sử dụng.

Đan sâm

Một số báo cáo case lâm sàng cho thấy có ương tác giữa Đan sâm và warfarin dẫn đến xuất huyết. Tuy nhiên, một RCT sử dụng Đan sâm phối hợp aspirin trên bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định cho thấy có tác dụng hiệp đồng làm giảm đau ngực, và có hiện tượng giảm fibrinogen.

Một nghiên cứu lâm sàng trên 14 người khỏe mạnh, với 5 liệu trình, giữa các liệu trình có thời gian rửa trôi, để đánh giá tương tác dược lực và dược động khi phối hợp Đan sâm và Cát căn với aspirin/warfarin. Kết quả cho thấy có tương tác dược động của Đan sâm làm tăng trung bình diện tích dưới đường cong (AUC) của aspirin và giảm đối với warfarin. Về dược động học, giảm nồng độ thromboxane B2 khi sử dụng đồng thời Đan sâm với aspirin, có thể do tác dụng hiệp đồng ức chế COX của cả hai. Như vậy, trên người khỏe mạnh cho thấy có tương tác dược lực lẫn dược động giữa Đan sâm với aspirin/warfarin.

Do đó, có khả năng có tương tác giữa Đan sâm và aspirin, nên trên lâm sàng cần thận trọng khi phối hợp, cho đến khi có bằng chứng an toàn hơn.

Hồng hoa

Một RCT trên bệnh nhân có hội chứng vành cấp sử dụng chiết xuất Hồng hoa dạng tiêm mạch cùng với aspirin, clopidogrel và statin, kết hợp PCI. Kết quả thấy rằng làm cải thiện triệu chứng đau ngực và ECG. Phân tích Ex vivo sau đó cho thấy có sự giảm GPIIb/IIIa, nên có khả năng cơ chế tác động của Hồng hoa làm kháng tiểu cầu.

Mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh tương tác aspirin và Hồng hoa, tuy nhiên cẩn thận khi đồng thời sử dụng cả hai là cần thiết, vì như kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng Hồng hoa có thể gây kháng tiểu cầu.

---

Tương tác với clopidogrel

Thuốc YHCT

Nghiên cứu

Liều clopidogrel

Liều thuốc YHCT

Kháng tiểu cầu

Cơ chế

Tam thất

Lâm sàng

75 mg/ngày

300mg x 3 lần/ngày

Tăng

Không rõ

Notoginsenoside Ft1

Động vật

13.4 mg/kg

1.25 mg/kg

Tăng

Qua thụ thể P2Y12

Xuesaitong

Động vật

30 mg/kg

50 mg/kg

--

Ức chế CES1A

Đan sâm

Lâm sàng

75 mg/ngày

70mg x 3 lần/ngày

Giảm

Thúc đẩy chuyển hóa qua CYP450

Phức phương đan sâm hoàn

Động vật

30 mg/kg

324 mg/kg

--

Thúc đẩy chuyển hóa qua CYP450

Ức chế CES1A

Bạch quả

Động vật

7.5 mg/kg

4 mg/kg; 20 mg/kg; 100 mg/kg

--

Thúc đẩy chuyển hóa qua CYP450

Hoàng cầm

Động vật

6.8 mg/kg

11.8 mg/kg

--

Ức chế P-gp

Đăng trản sinh mạch nang

Động vật

6.75 mg/kg

97.2 mg/kg

--

Ức chế P-gp

Ngũ vị tử

Động vật

30 mg/kg

2.4 mg/kg

--

Thúc đẩy chuyển hóa qua CYP450

Đương quy

Động vật

7.75 mg/kg

0.62 mg/kg

--

Ức chế CES1A

Cát căn

Động vật

7.75 mg/kg

1.03 g/kg; 1.55 g/kg

--

Ức chế CES1A

Curcumin

Động vật

30 mg/kg

100 mg/kg

--

Ức chế CYP450 hoặc P-gp

Xạ hương bảo tâm hoàn

Lâm sàng

75 mg/kg

45 mg x 3 lần/ngày

Tăng

Không rõ

Não tâm thông nang

Lâm sàng

75 mg/kg

1.6 g x 3 lần/ngày

Tăng

Thúc đẩy chuyển hóa qua CYP450

 

---

Tương tác với liệu pháp kháng tiểu cầu kép

Min Xiao và cs (2019) báo cáo kết quả nghiên cứu trên chuột về tương tác khi sử dụng đồng thời thuốc thảo dược YHCT với aspirin và clopidogrel trong liệu pháp kháng tiểu cầu kép. Khi phối hợp kháng tiểu cầu kép với Đương quy và Cát căn làm ảnh hưởng đến dược động học của aspirin và clopidogrel. Phối hợp Đan sâm, Cát căn, Đương quy làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính men rCyp2c11 và carboxylesterase. Ngoài ra, thời gian prothrombin kéo dài thấy trên tất cả các phối hợp thuốc. Tuy nhiên, xu hướng làm giảm PT cũng thấy ở nhóm dung Cát căn, Đương quy và Xuyên khung. Và tất cả các nhóm đều không xảy ra thay đổi trong biểu hiện mRNA và protein của men COX và P2Y12. Nhóm tác giả kết luận rằng mặc dù có ảnh hưởng đến dược động và dược lực, tuy nhiên các thuốc YHCT trên không gây nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Hu, Y., & Wang, J. (2019). Interactions between clopidogrel and traditional Chinese medicine. Journal of thrombosis and thrombolysis48(3), 491-499.

2.       Lim, J. W., Chee, S. X., Wong, W. J., He, Q. L., & Lau, T. C. (2018). Traditional Chinese medicine: herb-drug interactions with aspirin. Singapore medical journal59(5), 230.

3.       Tsai, H. H., Lin, H. W., Lu, Y. H., Chen, Y. L., & Mahady, G. B. (2013). A review of potential harmful interactions between anticoagulant/antiplatelet agents and Chinese herbal medicines. PLoS One8(5), e64255.

4.       Xiao, M., Qian, C., Luo, X., Yang, M., Zhang, Y., Wu, C., ... & Zuo, Z. (2019). Impact of the Chinese herbal medicines on dual antiplatelet therapy with clopidogrel and aspirin: pharmacokinetics and pharmacodynamics outcomes and related mechanisms in rats. Journal of ethnopharmacology235, 100-110.

5.      Zhang, Y., Yang, M., Ho, N. J., Mok, R. Y., Zhang, Z., Ge, B., ... & Zuo, Z. (2020). Is it safe to take Radix Salvia Miltiorrhiza–Radix Pueraria Lobate product with warfarin and aspirin? A pilot study in healthy human subjects. Journal of Ethnopharmacology262, 113151.

#Y học cổ truyền#Tài liệu y khoa#Academy#Đông Tây y kết hợp
Bình luận