Đồng cảm là gì? Sự đồng cảm và chia sẻ quan trọng ra sao? Làm thế nào để thể hiện sự đồng cảm trong cuộc sống? Đôi khi, chúng ta chứng kiến bạn bè của mình buồn bã nhưng không biết họ đang gặp vấn đề gì và không biết làm gì để giúp họ trở nên tốt hơn.
Đồng cảm là gì?
Đồng cảm là khả năng có thể chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Nó được hình thành từ nhiều thành phần và được liên kết với mạng não bộ.
Có ba cách để nhìn nhận về sự đồng cảm:
- Đồng cảm cảm xúc: Đây là khả năng chia sẻ về mặt cảm xúc với người khác. Chẳng hạn, về cảm xúc chia tay đồng nghiệp rằng bạn cảm thấy buồn bã khi thấy đồng nghiệp phải chuyển công tác.
- Đồng cảm nhận thức: Đây là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác
- Điều tiết cảm xúc: Điều này liên quan đến khả năng điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc của một người.
Một cách khác để hiểu sự đồng cảm là phân biệt nó với các cấu trúc liên quan khác.
Nhiều loài động vật có cũng biểu hiện cảm xúc khi thấy đồng loại của mình bị đau. Tuy vậy, nếu không có các mức độ tự nhận thức và phân biệt giữa bản thân và người khác thì đây không phải là sự đồng cảm theo nghĩa hẹp. Đồng cảm khác với cảm thông, bởi cảm thông bao gồm cảm giác quan tâm, lo lắng và mong muốn giúp đỡ người khác.
Từ đó, có thể thấy, không chỉ con người có khả năng đồng cảm mà điều này đã được tìm thấy ở nhiều loài linh trưởng và cả chuột.
Tại sao đồng cảm lại quan trọng?
Vì sao cần có sự đồng cảm trong cuộc sống? Bởi sự đồng cảm giúp chúng ta hiểu được cảm xúc của người khác để có phản ứng, hoặc tương tác phù hợp. Điều này liên quan đến một hành vi xã hội và đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự đồng cảm dẫn đến hành vi giúp đỡ người khác nhiều hơn.
Tuy vậy, điều này không phải luôn luôn diễn ra. Đồng cảm cũng có thể ngăn chặn các hành động xã hội hay dẫn đến các hành vi trái đạo đức. Chẳng hạn, khi một người chứng kiến một người phải chịu đau đớn dữ dội từ một vụ tai nạn, điều này có thể khiến họ bị áp lực và khó có khả năng giúp đỡ người bị nạn.
Hoặc bạn đồng cảm với nỗi bất hạnh của một ai đó được gây ra bởi một người xấu, điều này có thể khiến bạn trở nên căm ghét những người đó.
Cơ chế hoạt động não bộ tạo ra sự đồng cảm
Một số lý thuyết cho rằng sự đồng cảm chỉ đơn thuần là quá trình mô phỏng cảm xúc tương tự ở bản thân mà chúng ta thấy ở người khác. Tuy nhiên, theo các phân tích não bộ có thể thấy rằng chúng ta có các tế bào thần kinh chuyên biệt trong não được gọi là “tế bào thần kinh gương”, nó được kích hoạt khi chúng ta nhìn và cảm nhận cảm xúc. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự đồng cảm được tạo ra từ những tế bào này.
Ở một sự phân tích khác, các nhà khoa học khác cho rằng sự đồng cảm còn được tạo ra thông qua trí tuệ. Tức là chúng ta có thể trải nghiệm sự đồng cảm bằng cách nhìn người khác và dùng lý trí để xác định cách chúng ta nên cảm thấy hoặc phản ứng với cảm xúc của người khác ra sao. Nói một cách khác đó là bắt chước cảm xúc.
Bằng việc sử dụng các thiết bị tiên tiến, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những hành động bắt chước cảm xúc của người khác diễn ra trong thùy đảo của não người. Thông qua quan sát bằng mắt, não bộ nhận được tín hiệu và tạo ra cảm xúc tương tự. Đó được coi là cơ chế dễ dàng nhất để hình thành nên sự đồng cảm.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dong_cam_la_gi_2_eb0aed6e72.jpg)
3 cách thể hiện sự đồng cảm với người khác
Làm thế nào để thể hiện sự đồng cảm với người khác? Cùng tìm hiểu 3 cách giúp bạn thể hiện tối đa sự đồng cảm với mọi người xung quanh dưới đây được chia sẻ bởi doanh nhân xã hội Gwen Yi Wong.
Cho thấy rằng bạn nhìn thấy những khó khăn của họ
“Bạn ổn chứ?”. Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi như vậy để thể hiện rằng bạn nhìn thấy những gì mà bạn bè của bạn đang phải đối mặt. Bạn hãy lắng nghe những điều mà họ chia sẻ mà không cố gắng làm họ vui lên hay bảo họ phải làm gì đó.
Quan tâm hơn đến vấn đề của họ
“Bạn có thể giúp tôi hiểu hơn về vấn đề của bạn được không?”. Câu hỏi này thể hiện bạn đang quan tâm về những gì đã xảy ra với họ.
Chẳng hạn, một người bạn của bạn buồn bã chia sẻ rằng họ không được coi trọng ở nơi làm việc, bạn hãy thể hiện sự đồng cảm và sự quan tâm của bản thân đến vấn đề của họ bằng một câu hỏi như: “Bạn có thể giúp mình hiểu hơn tại sao bạn cảm thấy những người khác nhận được sự ghi nhận hơn bạn không?”.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dong_cam_la_gi_1_100aac7323.jpg)
Chia sẻ những góc nhìn về vấn đề họ gặp phải
Nếu cảm thấy phù hợp, bạn có thể chia sẻ những gì mà bạn quan quan sát được về họ. Bạn có thể nói tới một người cảm thấy không được chú ý ở nơi làm việc rằng: “Bạn vui lên bất kể khi nào bạn nhớ về lý do bạn đã đến với công việc này. Bạn còn cảm thấy như vậy ở nơi làm việc không?”
Hãy nhắc nhở mọi người rằng những đặc điểm tích cực có thể trở nên hữu ích khi họ cảm thấy không ổn, nhưng hãy giữ sự quan sát ngắn hạn của bạn và tập trung sự chú ý vào họ và trải nghiệm của họ chứ không phải bạn.
Bất kể bạn nói gì,hãy cho họ thấy rằng bạn luôn luôn bên họ, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ họ. Bạn hãy thể hiện sự quan tâm của mình là chân thành và thực sự lắng nghe họ.
