6 phút đọc

4/3/2023

[ĐIỀU TRỊ] HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH được đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đại tiện, liên quan đến số lần đại tiện, hoặc liên quan đến sự thay đổi độ cứng của phân.

Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy

Điều trị HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

- Hỗ trợ và thấu hiểu

- Chế độ ăn thông thường, tránh các loại thực phẩm có ga và dễ gây tiêu chảy

- Tăng lượng chất xơ và hydrat hóa trong trường hợp táo bón

Điều trị nội khoa theo các triệu chứng chính

Điều trị tập trung vào các triệu chứng cụ thể. Bệnh nhân cần được giáo dục về tình trạng này (ví dụ như sinh lý RUỘT bình thường và chứng quá mẫn của RUỘT với căng thẳng và thức ăn) và được trấn an sau khi làm các xét nghiệm thích hợp rằng họ không mắc một bệnh lý nặng hoặc đe dọa tính mạng nào.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ chức năng RUỘT, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị táo bón.

Chế độ ăn

Nói chung, có thể tuân theo chế độ ăn bình thường. Các bữa ăn không nên quá nhiều và ăn chậm và đúng giờ giấc. Những bệnh nhân bị chướng bụng và tăng đầy hơi có thể được hưởng lợi ích từ việc giảm hoặc loại bỏ đậu, bắp cải và các loại thực phẩm khác có chứa carbohydrate lên men. Giảm tiêu thụ đồ ngọt (ví dụ: sorbitol, mannitol, fructose), là thành phần của thực phẩm tự nhiên và chế biến sẵn (ví dụ, nước ép táo và nho, chuối, quả hạch, nho khô), có thể làm giảm đầy hơi, chướng bụng và giảm tiêu chảy. Bệnh nhân có tình trạng không dung nạp lactose nên giảm lượng sữa và các sản phẩm sữa. Bệnh nhân có thể thử giảm lần lượt các loại thực phẩm nói trên và ghi nhận tác dụng đối với các triệu chứng của họ hoặc họ có thể thử chế độ ăn ít FODMAP (oligosaccharide có thể lên men, disaccharides, monosaccharides và polyols), hạn chế tất cả những loại thực phẩm nói trên danh mục thực phẩm. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất béo có thể giảm triệu chứng đau bụng sau ăn.

Bệnh nhân nên được khuyến khích uống nhiều nước. Bổ sung chất xơ tan trong nước có thể làm mềm phân và cải thiện táo bón. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy, vì vậy liều lượng chất xơ phải theo cá nhân. Đôi khi, chướng bụng có thể giảm bằng cách chuyển sang chế phẩm xơ tổng hợp (ví dụ methylcellulose).

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là hướng đến các triệu chứng nổi bật.

Thuốc kháng cholinergic (ví dụ, hyoscyamine 0,125 mg uống 30 đến 60 phút trước bữa ăn) có thể được sử dụng để có tác dụng chống co thắt, nhưng dữ liệu về hiệu quả của các thuốc này còn hạn chế.

Ở những bệnh nhân bị IBS chủ yếu là táo bón (IBS-C), chất kích hoạt kênh clorua lubiprostone 8 mcg uống 2 lần/ngày và thuốc chủ vận guanylate cyclase C linaclotide 290 mcg uống 1 lần/ngày hoặc plecanatide 3 mg uống 1 lần/ngày có thể có tác dụng. Tenapanor ức chế trao đổi natri/hydro trong đường tiêu hóa và có sẵn để điều trị IBS-C với liều 50 mg uống 2 lần mỗi ngày. Thuốc nhuận tràng polyethylene glycol chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trong HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH. Tuy nhiên, thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả để sử dụng trong táo bón mạn tính và để rửa RUỘT trước khi nội soi đại tràng và do đó thường được sử dụng cho IBS-C. Prucalopride là một thuốc chủ vận thụ thể serotonin có tính chọn lọc cao có thể dùng để điều trị táo bón mạn tính.

Ở những bệnh nhân mắc HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH tiêu chảy chiếm ưu thế (IBS-D), diphenoxylate 5 mg/atropine sulfate 0,05 mg uống (2 viên hoặc 10 mL) hoặc loperamid 2 đến 4 mg uống trước bữa ăn. Liều loperamid nên được tăng dần để giảm tiêu chảy đồng thời tránh táo bón (liều tối đa 16 mg/ngày). Rifaximin là thuốc kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng chướng bụng và đau bụng và giúp giảm độ lỏng của phân ở bệnh nhân HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH chủ yếu là tiêu chảy IBS-D. Liều khuyến nghị của rifaximin đối với IBS-D là 550 mg uống 3 lần/ngày trong 14 ngày. Alosetron là một thuốc đối kháng thụ thể 5-hydroxytryptamine (serotonin) 3 (5HT3) có thể có lợi cho những phụ nữ bị IBS-D nặng khó chữa trị bằng các loại thuốc khác. Do alosetron có liên quan đến chứng viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, nên việc sử dụng thuốc tại Hoa Kỳ cần một chương trình kê đơn nghiêm ngặt. Eluxadoline có hoạt tính thụ thể opioid hỗn hợp và được chỉ định để điều trị IBS-D; tuy nhiên, do nguy cơ viêm tụy, thuốc này không thể được sử dụng ở những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật, có rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, bị bệnh gan, hoặc uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày.

Đối với nhiều bệnh nhân, thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và giảm đầy hơi. Những loại thuốc này được cho là có tác dụng giảm đau bằng cách điều chỉnh giảm hoạt động của tủy sống và các đường từ RUỘT hướng tâm đến vỏ não. Thuốc chống trầm cảm TCA vòng amin bậc 2 (ví dụ, nortriptyline, desipramine) thường được dung nạp tốt hơn các amin bậc ba gốc (ví dụ, amitriptyline, imipramine, doxepin) do ít tác dụng bất lợi về kháng cholinergic, an thần kháng histaminic và alpha-adrenergic hơn. Việc điều trị nên bắt đầu bằng liều TCA rất thấp (ví dụ, desipramine 10 đến 25 mg uống một lần/ngày trước khi đi ngủ), tăng khi cần thiết và được dung nạp tối đa khoảng 200 1 lần/ngày.

Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc đôi khi được sử dụng cho bệnh nhân lo âu hoặc rối loạn ái kỷ, nhưng các nghiên cứu không cho thấy lợi ích đáng kể cho bệnh nhân IBS và các thuốc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.

Việc sử dụng men vi sinh để điều trị IBS đã tăng lên trong những năm gần đây do tầm quan trọng của hệ vi sinh vật đường RUỘT trong chứng rối loạn này. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả của chúng trong điều trị IBS còn hạn chế.

Một số loại tinh dầu (làm giảm chướng bụng) có thể giúp giãn cơ trơn và giảm đau do co thắt ở một số bệnh nhân. Dầu bạc hà là chất được sử dụng nhiều nhất trong nhóm này.

Trị liệu tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý tiêu chuẩn, và liệu pháp thôi miên có thể có tác dụng với một số bệnh nhân mắc IBS.

#Tài liệu y khoa
Bình luận