VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG là tình trạng viêm có hoặc không nhiễm trùng ở túi thừa, có thể dẫn đến phình thành ruột, viêm phúc mạc, thủng, lỗ rò, hoặc áp xe. Triệu chứng VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG chính là đau bụng. Chẩn đoán VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG bằng CT.

Định nghĩa VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG là một túi niêm mạc và dưới niêm mạc đại tràng nhô ra giống như túi xuyên qua lớp cơ của đại tràng; bởi vì nó không chứa tất cả các lớp ruột, nó được coi là một túi thừa giả.
Nhiều người có nhiều TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG (bệnh túi thừa). Tỷ lệ mắc bệnh túi thừa tăng theo tuổi; nó hiện diện ở 75% người > 80 tuổi. Ở những người > 50 tuổi, VIÊM TÚI THỪA cấp tính thường gặp nhất ở nữ giới; ở những người < 50 tuổi, nó phổ biến nhất ở nam giới. Bệnh nhân nhiễm HIV và những người đang hóa trị có tăng nguy cơ phát triển bệnh VIÊM TÚI THỪA cấp tính.
Túi thừa thường không có triệu chứng nhưng đôi khi bị viêm (VIÊM TÚI THỪA). Một nghiên cứu năm báo cáo 4,3% số bệnh nhân có ghi nhận bệnh túi thừa đã phát triển thành VIÊM TÚI THỪA trong một thời gian theo dõi 11 năm.Bệnh VIÊM TÚI THỪA được kiểm soát không phẫu thuật có thể tái phát như một quá trình cấp tính hoặc mạn tính. Nguy cơ có đợt tái phát cấp tính lên đến 39%, mặc dù tỷ lệ báo cáo rất khác nhau. Một nghiên cứu lớn dựa trên dân số cho thấy sau một đợt VIÊM TÚI THỪA cấp tính, tỷ lệ tái phát ở thời điểm 1 năm là 8% và ở thời điểm 10 năm là 22%. Khoảng một nửa số đợt VIÊM TÚI THỪA thứ hai xảy ra trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, tái phát biểu hiện là mạn tính, đau bụng tiếp tục kéo dài; điều này có thể phát triển sau một hoặc nhiều đợt cấp tính.
Căn nguyên của VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
Căn nguyên và sinh lý bệnh của VIÊM TÚI THỪA chưa được hiểu đầy đủ và có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Từ lâu người ta đã nghĩ rằng VIÊM TÚI THỪA xảy ra khi một lỗ thủng vi mô hoặc vĩ mô tiến triển trong một túi thừa dẫn đến việc giải phóng các vi khuẩn đường ruột và gây viêm. Tuy nhiên, dữ liệu mới xuất hiện cho thấy rằng ở một số bệnh nhân, VIÊM TÚI THỪA cấp tính là một quá trình viêm hơn là nhiễm trùng. Hơn nữa, cytomegalovirus có thể là tác nhân gây ra tình trạng viêm đó; Hoạt động nhân lên của vi rút đã được phát hiện trong mô đại tràng bị ảnh hưởng ở hơn 2/3 số bệnh nhân bị VIÊM TÚI THỪA.
Các nghiên cứu đã gợi ý mối tương quan trực tiếp giữa việc tiêu thụ thịt đỏ mỗi tuần, hút thuốc, béo phì và tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừ. Thuốc chống viêm không steroid, aspirin, acetaminophen, corticosteroid và opioid cũng làm tăng nguy cơ VIÊM TÚI THỪA và VIÊM TÚI THỪA. Không có sự liên quan giữa ăn các loại hạt, ngũ cốc, ngô, hoặc bỏng ngô và sự phát triển của VIÊM TÚI THỪA như đã từng nghĩ. Hoạt động thể chất và chất xơ đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự hình thành túi thừa và sự phát triển của VIÊM TÚI THỪA.
Phân loại VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
VIÊM TÚI THỪA cấp tính có thể được phân loại là
- VIÊM TÚI THỪA cấp tính không biến chứng: Phổ biến nhất (75 đến 80%) biểu hiện của VIÊM TÚI THỪA cấp tính
- VIÊM TÚI THỪA cấp tính có biến chứng: Được xác định khi có áp xe, lỗ rò, tắc ruột, hoặc thủng ruột; có hai phân loại khác (ví dụ: xem bảng Phân loại VIÊM TÚI THỪA cấp tính có biến chứng)
Các biến chứng có thể phát triển sau khi thủng túi thừa bị viêm.
Khoảng 15% số bệnh nhân VIÊM TÚI THỪA cấp tính có biến chứng có áp xe quanh đại tràng hoặc áp xe trong mạc treo ruột.
Nếu VIÊM TÚI THỪA cấp tính không lành hoàn toàn, VIÊM TÚI THỪA mãn tính sẽ phát triển.
VIÊM TÚI THỪA mạn tính có thể được phân loại là
- VIÊM TÚI THỪA mạn tính không biến chứng: Được định nghĩa là tình trạng dày lên của thành đại tràng hoặc viêm niêm mạc mạn tính mà không có chít hẹp
- VIÊM TÚI THỪA mạn tính có biến chứng: Bao gồm bệnh có hẹp, có thể gây tắc nghẽn đại tràng cấp tính và hình thành lỗ rò (phổ biến nhất là bàng quang)
Các triệu chứng và dấu hiệu của VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
Bệnh nhân đau bụng ở góc phần tư dưới trái và ấn đau và thường sờ được quai ruột sigma; đau đôi khi xuất hiện ở trên khớp mu. Tuy nhiên, bệnh nhân người châu Á bị VIÊM TÚI THỪA thường có đau ở bên phải do tổn thương đại tràng phải. Đau có thể kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, và đôi khi là các triệu chứng tiết niệu do kích ứng bàng quang. Có thể có các dấu hiệu phúc mạc (ví dụ, cảm ứng phúc mạc hoặc phản ứng thành bụng), đặc biệt là với áp xe hoặc thủng tự do vào ổ bụng. Lỗ rò có thể biểu hiện như là có khí niệu, phân niệu (phân trong nước tiểu), khí hư âm đạo đục hôi, hoặc nhiễm trùng da hoặc cơ ở thành bụng, đáy chậu, hoặc vùng đùi. Bệnh nhân bị tắc nghẽn ruột có buồn nôn, nôn và chướng bụng. Chảy máu là không thường gặp.
Các đợt tái phát VIÊM TÚI THỪA cấp tính biểu hiện tương tự như các đợt ban đầu; các đợt này không nhất thiết phải nặng hơn.
Chẩn đoán VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
- CT bụng và khung chậu
- Soi đại tràng sau khi đỡ
Trên lâm sàng nghi ngờ khi bệnh nhân đã bị bệnh túi thừa có biểu hiện các triệu chứng bụng đặc trưng. Tuy nhiên, vì các rối loạn khác (ví dụ, viêm ruột thừa, ung thư đại tràng hoặc ung thư buồng trứng, bệnh viêm ruột) có thể gây ra triệu chứng tương tự, cần phải kiểm tra để loại trừ.
VIÊM TÚI THỪA được đánh giá bằng CT ở vùng bụng và xương chậu với thuốc cản quang tan trong nước được cho dùng theo đường uống và theo đường trực tràng; thuốc cản quang đường tĩnh mạch cũng được dùng nếu không có chống chỉ định. Tuy nhiên, các dấu hiệu ở khoảng 10% số bệnh nhân không thể phân biệt được VIÊM TÚI THỪA với ung thư đại tràng. MRI là một biện pháp thay thế ở các bệnh nhân có thai và bệnh nhân trẻ.
Nội soi đại tràng thường được khuyến nghị từ 1 đến 3 tháng sau khi giải quyết xong tình trạng bệnh để đánh giá ung thư. Tuy nhiên, trong trường hợp không có các dấu hiệu nguy cơ cao (ví dụ: VIÊM TÚI THỪA có biến chứng, VIÊM TÚI THỪA không biến chứng với các bất thường về hình ảnh hoặc diễn biến không điển hình, tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, thiếu máu, sụt cân), khả năng tổn thương ác tính hoặc u tuyến tiến triển sau một đợt không biến chứng VIÊM TÚI THỪA cấp tính thấp.