7 phút đọc

3/30/2023

[CĂN NGUYÊN] VIÊM DẠ DÀY RUỘT

VIÊM DẠ DÀY RUỘT.jpg

VIÊM DẠ DÀY RUỘT là viêm lớp niêm mạc dạ dày, ruột non và đại tràng. Hầu hết các trường hợp đều do nhiễm trùng, mặc dù VIÊM DẠ DÀY RUỘT có thể xảy ra sau uống thuốc và nuốt phải chất độc hoá học (ví dụ kim loại, chất có nguồn gốc thực vật).

Căn nguyên nhân của VIÊM DẠ DÀY RUỘT

Viêm dạ dày-ruột có thể do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Nhiều sinh vật cụ thể được thảo luận thêm trong Phần bệnh truyền nhiễm.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT do virut

Vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh VIÊM DẠ DÀY RUỘT ở Hoa Kỳ, và hầu hết các bệnh VIÊM DẠ DÀY RUỘT do vi rút là do

- Norovirus

- Rotavirus

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột do vi rút khác là do vi rút astvirus hoặc vi rút aderic đường ruột gây ra.

Astrovirus có thể lây nhiễm cho mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng thường gây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở các vùng khí hậu ôn đới, bệnh lây nhiễm phổ biến nhất vào những tháng mùa đông, và ở các vùng nhiệt đới, bệnh lây nhiễm phổ biến hơn vào những tháng mùa hè. Đường truyền là đường phân- miệng. Ủ bệnh là từ 3 đến 4 ngày.

Adenoviruses là nguyên nhân phổ biến thứ tư của VIÊM DẠ DÀY RUỘT do virut ở trẻ em. Nhiễm trùng xảy ra quanh năm và tăng nhẹ vào mùa hè. Trẻ < 2 tuổi bị ảnh hưởng chính. Lây truyền theo đường phân - miệng cũng như qua đường giọt bắn ở đường hô hấp. Ủ bệnh là từ 3 đến 10 ngày.

Vi rút nhiễm vào các tế bào ruột trong biểu mô của ruột non. Kết quả là thoát chất lỏng và điện giải vào trong lòng ruột; đôi khi, không hấp thu được carbohydrate do ruột bị ảnh hưởng giảm hấp thu, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng do tiêu chảy thấm thấu gây ra. Tiêu chảy phân toàn nước. Tiêu chảy do viêm (kiết lỵ) với bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC) hoặc máu đại thể trong phân là không phổ biến.

Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, một số loại vi rút khác (ví dụ, cytomegalovirus, enterovirus) có thể gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT do vi khuẩn

Các vi khuẩn thường liên quan đến bệnh nhất là

- Campylobacter

- Clostridioides difficile

- Escherichia coli (đặc biệt là typs huyết thanh O157:H7)

- Salmonella

- Shigella

- Tụ cầu khuẩn, gây ra ngộ độc thực phẩm do tụ cầu khuẩn

VIÊM DẠ DÀY RUỘT do vi khuẩn ít gặp hơn do vi rút. Vi khuẩn gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT bằng một số cơ chế.

Độc tố ruột được tạo ra bởi một số loài nhất định (ví dụ: Vibrio cholerae, các chủng vi khuẩn sinh độc tố ruột của E. coli) bám vào niêm mạc ruột non mà không xâm nhập vào. Những chất độc này làm suy giảm khả năng hấp thụ của ruột và gây bài tiết chất điện giải và nước bằng cách kích thích men adenylate cyclase, dẫn đến tiêu chảy phân toàn nước. C. difficile cũng sản xuất một độc tố tương tự.

Các ngoại độc tố có trong thực phẩm bị ô nhiễm bị ăn phải, chất này do một số vi khuẩn (ví dụ: Staphylococcus aureus,Bacillus cereus, Clostridium perfringens) sản sinh ra. Ngoại độc tố có thể gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT mà không có nhiễm vi khuẩn. Các độc tố này thường gây buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy cấp tính trong vòng 12 giờ sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Triệu chứng giảm trong vòng 36 giờ.

Xâm nhập niêm mạc xảy ra với các vi khuẩn khác (ví dụ: Shigella, Salmonella, Campylobacter, C. difficile, một số phân nhóm E. coli), các vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc ruột non hoặc ruột già và gây loét, xuất huyết, tăng tiết dịch giàu chất đạm, tăng tiết chất điện giải và nước. Quá trình xâm nhập và các ảnh hưởng của quá trình này có thể xảy ra cho dù sinh vật có sản xuất độc tố ruột hay không. Kết quả là tiêu chảy có bằng chứng về sự xâm nhập và viêm nhiễm này với bạch cầu và hồng cầu hiện diện trên kính hiển vi và đôi khi có máu đại thể.

Salmonella và Campylobacter là những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy phổ biến ở Mỹ. Cả hai bệnh nhiễm trùng này thường gặp nhất là qua gia cầm chưa nấu chín; sữa không tiệt trùng cũng có thể là một nguồn lây bệnh. Campylobacter thỉnh thoảng được lây truyền từ chó hoặc mèo bị tiêu chảy. Salmonella có thể lây truyền bằng cách ăn trứng chưa chín và tiếp xúc với bò sát, chim chóc hoặc động vật lưỡng cư. Các loài Shigella là nguyên nhân gây tiêu chảy thường thấy ở Mỹ và thường lây truyền người sang người, mặc dù dịch bệnh lây lan qua đường thức ăn có thể xảy ra. Shigella dysenteriae týp 1 (không có ở Hoa Kỳ) tạo ra chất độc Shiga, có thể gây ra hội chứng tan máu-ure huyết.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT do E. coli có thể do một số phân nhóm khác nhau của vi khuẩn này gây ra. Dịch tễ học và biểu hiện lâm sàng của bệnh khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào phân nhóm.

Trong quá khứ, nhiễm Clostridioides difficile xảy ra hầu như chỉ ở những bệnh nhân nhập viện được dùng kháng sinh. Với sự xuất hiện của chủng siêu vi khuẩn NAP1 ở Hoa Kỳ vào cuối những năm 2000, nhiều trường hợp liên quan đến cộng đồng hiện đang xảy ra. C. difficile hiện nay có lẽ là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Một số vi khuẩn khác gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT, nhưng hầu hết không phổ biến ở Hoa Kỳ. Yersinia enterocolitica có thể gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT hoặc một hội chứng mô phỏng viêm ruột thừa vì bệnh nhân có thể bị đau vùng hạ sườn phải. Vi khuẩn được truyền qua thịt heo chưa chế biến, sữa không được khử trùng, hoặc nước bị ô nhiễm. Một số loài Vibrio (ví dụ, V. parahaemolyticus) gây tiêu chảy sau khi ăn các loại hải sản chưa nấu chín. V. cholerae đôi khi gây ra tiêu chảy mất nước nghiêm trọng ở những vùng mà người dân không được tiếp cận với nước uống sạch và xử lý rác thải của con người một cách hợp vệ sinh và là mối quan tâm đặc biệt sau thiên tai hoặc trong các trại tị nạn. Listeria hiếm khi có thể gây VIÊM DẠ DÀY RUỘT qua đường thực phẩm nhưng thường gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, hoặc người cao tuổi. Mắc phải Aeromonas khi bơi lội hoặc uống nước ngọt, nước lợ bị ô nhiễm. Plesiomonas shigelloides có thể gây tiêu chảy ở những bệnh nhân ăn động vật có vỏ sống hoặc đi đến vùng nhiệt đới của các nước phát triển.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT do ký sinh trùng

Các ký sinh trùng thường liên quan nhất ở các nước phát triển là

- Giardia

- Cryptosporidium

Một số ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là Giardia intestinalis (G. lamblia), bám dính vào niêm mạc ruột non, gây buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và khó chịu toàn thân. Nhiễm Giardia xảy ra ở mọi vùng của Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Bệnh nhiễm trùng này có thể trở thành mạn tính và gây ra hội chứng kém hấp thu có thể bị chẩn đoán nhầm là hội chứng ruột kích thích. Thông thường vi khuẩn được truyền từ người sang người (thường là ở các trung tâm chăm sóc ban ngày) hoặc qua đường tiêu hoá nước và thực phẩm bị ô nhiễm có chứa nang.

Cryptosporidium parvum gây tiêu chảy nước đôi khi có thể kèm theo đau quặn bụng, buồn nôn, và nôn. Ở người khỏe mạnh, bệnh tự khỏi kéo dài khoảng 2 tuần. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh có thể trở nặng và kéo dài, gây mất đáng kể dịch và các chất điện giải. Cryptosporidium thường bị nhiễm từ nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn này không dễ bị tiêu diệt bởi chlorine và là nguyên nhân gây bệnh qua nước ở các khu giải trí phổ biến nhất ở Mỹ, chiếm khoảng 3/4 các đợt bùng phát dịch.

Các ký sinh trùng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự với nhiễm cryptosporidium nhiễm Cyclospora cayetanensis và ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, Cystoisospora (Isospora) belli và một nhóm các sinh vật được gọi là microsporidia (ví dụ, Enterocytozoon bieneusi, Encephalitozoon intestinalis). Entamoeba histolytica (xem Amebiasis) là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy phân có máu bán cấp ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện vệ sinh kém nhưng hiếm gặp ở Hoa Kỳ.

#Tài liệu y khoa
Bình luận