5 phút đọc

3/19/2023

Ngộ độc botulinum là gì mà có thể gây nguy hiểm tính mạng?

Tối 18/3, 10 người tại Quảng Nam được xác định ngộ độc botulinum do món cá chép muối chua. Sau đây những điều cần biết về ngộ độc botulinum.

Ngộ độc botulinum  là gì?

Ngộ độc botulinum hay còn gọi là ngộ độc thịt, gây ra bởi độc tố của Clostridium botulinum và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại vi. 

C. botulinum là một trong vài loài Clostridia gây bệnh ở người. Nhiễm botulinum  là một rối loạn hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng khi độc tố botulinum lan theo đường máu và gây ảnh hưởng không hồi phục giải phóng acetylcholine ở các đầu mút dây thần kinh ngoại vi. 

C. botulinum tạo ra 8 loại chất kháng nguyên gây độc tố thần kinh khác nhau (từ type A đến G và F/A lai). Năm trong số các độc tố loại A, B, E, và hiếm gặp là F và F/A lai (trước đây ghi là H) ảnh hưởng đến con người. Độc tố botulinum B là các protein gây độc cao có khả năng đề kháng với sự phân hủy của axit dịch vị và các enzym phân hủy protein. Týp F/A lai là độc tố mạnh nhất được biết đến. Khoảng 50% các vụ dịch bùng phát ngộ độc thực phẩm ở Hoa Kỳ là do độc tố type A, tiếp theo là các type B và E. Bên cạnh đó, type E thường liên quan đến việc ăn cá và các sản phẩm từ cá. 

Nguồn độc tố 

Nguồn độc tố của ngộ độc thịt là từ thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là thức ăn có độ acid thấp (pH > 4,5), là nguồn nhiễm độc tố phổ biến nhất qua đường tiêu hóa; thực phẩm chế biến thương mại có liên quan đến khoảng 10% số vụ bùng phát. Rau quả (thường không phải là cà chua), cá, trái cây và gia vị là phương tiện truyền bệnh phổ biến nhất; thịt bò, các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, gia cầm và các loại thực phẩm khác cũng có thể gây bệnh. Các trường hợp đến từ ngộ độc hải sản, có 50% gây ra bởi type E, còn lại là type A và B. 

Bào tử C. botulinum phổ biến trong môi trường chúng ta sinh sống/ Hầu hết các trường hợp nhiễm botulinum  ở trẻ sơ sinh là do ăn phải bào tử, đặc biệt là ăn mật ong.

Các triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc botulinum  

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm độc botulinum  thường gặp bao gồm khô miệng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, viêm mí mắt, nói lắp bắp, khó nuốt. Phản xạ ánh sáng giảm hoặc hoàn toàn mất. Khó nuốt có thể dẫn đến viêm phổi hít. Các triệu chứng thần kinh điển hình xuất hiện ở cả hai bên và đối xứng, bắt đầu với liệt dây thần kinh sọ và sau đó yếu dần hoặc liệt. Bên cạnh đó, người mắc không có rối loạn cảm giác, không sốt, mạch bình thường hoặc chậm, trừ khi có nhiễm trùng gian phát tiến triển. Ngoài ra, triệu  chứng phổ biến sau khi suy yếu thần kinh là táo bón.

Các biến chứng chủ yếu của nhiễm độc botulinum  là Suy hô hấp do liệt cơ hoành; viêm phổi bệnh viện và các nhiễm trùng bệnh viện mắc phải khác. 

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm có triệu chứng bắt đầu đột ngột, thường là từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn phải độc tố, mặc dù giai đoạn ủ bệnh có thể thay đổi từ 4 giờ đến 8 ngày. Buồn nôn, nôn mửa, đau thắt bụng, và tiêu chảy thường xảy ra trước các triệu chứng thần kinh.

Nhiễm độc botulinum  vết thương có triệu chứng thần kinh tương tự như ở ngộ độc thực phẩm ở trên, nhưng không có triệu chứng đường tiêu hóa hoặc bằng chứng liên quan đến thực phẩm. Có thể gợi ý chẩn đoán bằng các tiền sử chấn thương hoặc vết thương châm sâu (đặc biệt nếu tiêm thuốc bất hợp pháp) trong vòng 2 tuần trước đó.

Chẩn đoán ngộ độc botulinum 

Chẩn đoán ngộ độc botulinum  có thể được thực hiện bằng cách xét nghiệm độc tố và đôi khi cần ghi điện cơ. 

Nhiễm độc tố botulinum  có thể bị nhầm lẫn với hội chứng Guillain-Barré (biến thể Miller-Fisher), bại liệt, đột quị, bệnh nhược cơ, liệt do ve và nhiễm độc kim loại nặng, ngộ độc cura hoặc alkaloid belladonna. Điện cơ cho thấy đáp ứng tăng lên đặc trưng đối với kích thích lặp đi lặp lại nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp.

Điều trị ngộ độc botulinum 

Điều trị ngộ độc botulinum  bằng cách chăm sóc hỗ trợ, dùng thuốc kháng độc tố heptavalent. Cần theo dõi cẩn thận những người đã tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm độc tố. 

Bệnh nhân ngộ độc botulinum  phải nhập viện và theo dõi chặt chẽ bằng cách đo các dấu hiệu sinh tồn. 

Suy hô hấp đòi hỏi được theo dõi và điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu, nơi luôn sẵn sàng để đặt nội khí quản và hỗ trợ bằng máy thở. Các tiến bộ trong điều trị hỗ trợ đã làm giảm tỷ lệ tử vong xuống < 10%.

Đặt sonde dạ dày là phương pháp được ưa chuộng bởi vì nó đơn giản hóa việc quản lý calo và dịch; kích thích nhu động ruột (loại bỏ C. botulinum từ ruột); cho phép sử dụng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh; tránh các nhiễm trùng tiềm ẩn và biến chứng mạch máu vốn có trong nuôi ăn đường tĩnh mạch.

Người bệnh bị nhiễm độc vết thương do botulinum  phải làm sạch vết thương và kháng sinh ngoài đường tiêu hóa như penicillin hoặc metronidazole.

Nguồn: MSD manual. 

> [Chẩn đoán và điều trị] Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên - Bộ Y tế 31/12/2025

#Health Care
Bình luận