5 phút đọc

3/19/2023

[Quy trình] Quy trình dẫn lưu áp xe khoang retzius-Bộ Y tế 21/12/2017

Quy trình dẫn lưu áp xe khoang retzius được hướng dẫn trong Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017.

Những món ăn vặt chống đói khi đi trực ở bệnh viện

 

  1. Đại cương

Khoang Retzius là một khoang ảo nhưng do tổ chức lỏng lẻo và liên quan giải phẫu với nhiều tạng lân cận nên rất dễ bị áp xe sau chấn thương và sau phẫu thuật vùng tiểu khung. Những trường hợp đã tạo thành khối ápxe cần phải được can thiệp dẫn lưu để điều trị.

  1. Chỉ định

Khối áp xe khoang retzius sau mổ vùng bàng quang

Khối áp xe khoang Retzius trong hội chứng Fournier, trong chấn thương bàng quang gây tụ máu nước tiểu áp xe hoá.

Áp xe khoang Retzius do túi thừa bàng quang vỡ, ung thư bàng quang vỡ cần xử lý nguyên nhân và dẫn lưu rộng rãi khoang Retzius.

  1. Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng gây tê, mê để mổ

  1. Chuẩn bị

1.  Người thực hiện:

-        1 bác sỹ phẫu thuật chuyên khoa tiết niệu

-        2 bác sỹ phụ mổ

-        1 dụng cụ viên

-        1 chạy ngoài

-        1 bác sỹ gây mê và 1 phụ mê

2.  Người bệnh:

-        Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.

-        Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.

-        Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.

-        Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

-        Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

-        Hồ sơ người bệnh, xét nghiệm cơ bản, phim Xquang phổi, phim Xquang hệ tiết niệu, phim niệu đồ tĩnh mạch, phim cắt lớp vi tính.

-        Xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn.

3.      Phương tiện:

-        Bàn mổ có thể điều khiển các tư thế khi cần thiết

-        Dao điện đơn cực, dao điện lưỡng cực

-        Máy hút

-        Dao mổ lạnh, cán dao, kìm kẹp kim đủ các loại từ kìm cặp chỉ nhỏ đến chỉ to, 1 kìm kẹp kim mạch máu, 10 pince cong, 2 pharabeuf, 2 hartman, 1 bộ van tự động, 1 van sâu, 1 van nông, 1 van maleat, 2 kéo phẫu tích gồm 1 to, 1 nhỏ, 2 kéo cắt chỉ gồm 1 dài, 1 ngắn.

-        Các loại chỉ: tuỳ từng bệnh lý mà phẫu thuật cần số lượng chỉ khác nhau trung bình cần 2 sợi chỉ tiêu chậm 2/0, 2 sợi chỉ đơn sợi không tiêu 3/0, 2 sợi chỉ to tiêu chậm 1/0.

-        1 hoặc 2 ống dẫn lưu silicon

-        1 sonde Foley hoặc Petzer để dẫn lưu bàng quang khi cần thiết.

-        1 túi nước tiểu nếu có dẫn lưu bàng quang

-        Nhiều dung dịch sát khuẩn bétadine, cồn, oxy già, nhiều nước muối sinh lý ấm để rửa và làm sạch khoang Retzius.

4.  Thời gian phẫu thuật: 45-90 phút

  1. Các bước tiến hành

1.  Tư thế: nằm ngửa

2.  Vô cảm: tê tuỷ sống hay mê nội khí quản

3.  Kỹ thuật:

-        Sát khuẩn bụng vùng mổ từ mũi ức tới khớp mu và 1/3 trên đùi

-        Trải toan, rạch da đường giữa trên xương mu khoảng 5-10 cm hoặc rộng hơn tùy theo thương tổn.

-        Qua da, cân cơ bộc lộ mặt trước bàng quang vào khoang Retzius

-        Lấy máu, mủ gửi vi sinh.

-        Hút sạch mủ ổ áp xe, lau rửa làm sạch thật kỹ

-        Nếu thành bàng quang viêm mủn nát, người bệnh đái khó hay ổ áp xe ăn vào bàng quang có thể dẫn lưu bàng quang.

-        Nếu ápxe do viêm thủng bàng quang hay do túi thừa bàng quang vỡ cần cắt túi thừa, khâu lại chỗ vỡ và dẫn lưu bàng quang.

-        Bơm rửa sạch bàng quang, dẫn lưu bàng quang bằng sonde Petzer

-        Dẫn lưu khoang Retzius bằng sonde silicon to 1 hoặc 2 chiếc

-        Đóng cân cơ mũi rời

-        Khâu da thưa

  1. Theo dõi và xử lý sau tai biến

1.       Theo dõi sau mổ:

-        Tình trạng toàn thân: Mạch nhiệt độ huyết áp

-        Nước tiểu qua dẫn lưu bàng quang (tránh gập tắc sonde) nếu có

-        Dịch chảy ra dẫn lưu khoang Retzius

-        Tình trạng vết mổ

2.       Xử trí tai biến:

-        Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh toàn thân

-        Thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ.

-        Rò nước tiểu qua dẫn lưu ổ áp xe khi thành bàng quang mủn nát. Chăm sóc tránh tắc dẫn lưu bàng quang. Chảy máu vào bàng quang: nếu cần phải bơm rửa bàng quang

Nghiên cứu: Mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng và suy giảm nhận thức

#Medical
Bình luận