5 phút đọc

3/18/2023

Hồ sơ, thủ tục xin phép thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có quyền đề nghị được tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam. Vậy cần chuẩn bị hồ sơ và làm theo thủ tục như thế nào theo luật?

Số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng trên địa bàn TP.HCM

Ảnh minh hoạ

Hồ sơ cho phép Đoàn trong nước, nước ngoài khám chữa bệnh nhân đạo

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 30/2014/TT-BYT, hồ sơ được quy định như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cho phép Đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với đoàn trong nước, nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động;

c) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

e) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

h) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

i) Riêng đối với Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động còn phải bổ sung quyết định thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Hồ sơ cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài khám chữa bệnh nhân đạo.

Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 30/2014/TT-BYT quy định về hồ sơ trong trường hợp này như sau:

a) Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c) Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi cá nhân trong nước, nước ngoài dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

đ) Văn bản chứng minh nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

Hồ đề nghị cho phép khám chữa bệnh nhân đạo được gửi đến cơ quan nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư này, quy định được nêu rõ như sau:

a) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc đến Cục Quản lý y, dược cổ truyền đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;

b) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ, ngành có liên quan;

c) Cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế.

Trình tự xem xét cho phép thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo

Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định trên, trình tự được quy định như sau:

a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Thông tư này gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chưa hoàn chỉnh thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ (thời điểm tiếp nhận hồ sơ bổ sung được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo để hoàn chỉnh, trong đó phải nêu cụ thể những tài liệu, nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung;

c) Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, nếu không cho phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

[Quy trình] Quy trình nắn chỉnh răng hai hàm sử dụng mắc cài thép truyền thống - Bộ Y tế 21/5/2020

#Pháp luật
Bình luận