4 phút đọc

3/18/2023

3 lời khuyên để tránh cảm thấy tiếc nuối trong tương lai

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đưa ra lựa chọn tốt hơn và cảm thấy hài lòng về chúng, tránh cảm thấy tiếc nuối trong tương lai.

[Quy trình] Quy trình cắt u xơ lợi bằng laser - Bộ Y tế 21/5/2020

Ảnh: Freepik

Chúng ta có khả năng theo đuổi các mục tiêu của mình hơn khi lên các kế hoạch thực hiện chúng. Tuy nhiên, ý định thực hiện sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta không cố gắng lên kế hoạch cho quá nhiều thứ. Việc luôn cố gắng tối ưu hóa các quyết định của mình có thể khiến chúng ta khó đạt được cảm giác hạnh phúc và hài lòng hơn với các phương án mình chọn.

Chúng ta yêu thích điều gì đó và muốn làm trong tương lai. Nhưng thời gian trôi qua, chúng ta trở nên bận rộn, lo lắng những chuyện khác và quên mất, bỏ lỡ nó. Và rồi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã dành rất nhiều thời gian cho những thứ mà chúng ta không thực sự quan tâm và không đủ thời gian cho những thứ mà thực sự quan trọng với mình. Chúng ta muốn nhìn lại quãng đường đã đi với nhiều kỷ niệm tuyệt vời, nhưng điều chúng ta thực sự nhận được lại là rất nhiều điều hối tiếc.

Dưới đây là ba lời khuyên thiết thực để tránh sự hối tiếc trong tương lai và giúp bạn bắt tay vào làm những thứ thật sự quan trọng:

1. Lập các kế hoạch hợp lý

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng ta có nhiều khả năng thực hiện các mục tiêu của mình hơn khi chúng ta phát triển các ý định thực hiện - các kế hoạch về cách đạt được các mục tiêu của mình.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn không muốn bỏ lỡ trong tuần này (hoặc tháng hoặc năm) và phát triển một kế hoạch cụ thể. Kế hoạch của bạn nên bao gồm các chi tiết về cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu của mình.

Bạn sẽ làm điều đó với ai?  Bạn cần làm gì trước để chuẩn bị? Khi nào bạn sẽ làm điều đó? Nơi nào bạn cần phải đi? Khi bạn đã thiết lập kế hoạch của mình, hãy đặt nó vào lịch của bạn và đặt lời nhắc. Chúng ta có nhiều khả năng làm theo những thứ đã lên lịch từ trước.

2. Đừng cố gắng tối ưu hóa mọi quyết định

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc liên tục cố gắng tìm ra những lựa chọn tốt nhất thực sự có thể khiến chúng ta ít cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với những lựa chọn của mình.

Làm cách nào bạn có thể biết khi nào bạn đang cố gắng tối ưu hóa? Hãy suy nghĩ về những kỳ vọng của bạn và bạn đã dành bao nhiêu thời gian và năng lượng để cố gắng đưa ra quyết định của mình. Bạn có dành hàng giờ để đọc các bài đánh giá và tìm kiếm trong rất nhiều sản phẩm có sẵn để chọn ra món đồ hoàn hảo không?

Nếu vậy, bạn có thể đang chuẩn bị cho sự hối tiếc. Nếu mục tiêu của bạn là sự hoàn hảo, bất kỳ thiếu sót nhỏ nhất đều có thể dẫn đến sự thất vọng.

Thay vì cố gắng đạt được sự hoàn hảo, hãy thử làm theo chiến lược ra quyết định của Herb Simon, người đoạt giải Nobel: Chọn phương án đầu tiên đáp ứng tiêu chí “đủ tốt” của bạn.

Nếu xu hướng cầu toàn của bạn khiến bạn khó chấp nhận một quyết định “đủ tốt”, hãy đảm bảo rằng bạn đang tính đến chi phí để theo đuổi sự hoàn hảo. Nếu bạn đang theo đuổi sự hoàn hảo vì bạn nghĩ rằng điều đó sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn, thì việc nhắc nhở bản thân rằng phấn đấu cho sự hoàn hảo có thể khiến bạn dễ hối hận về lựa chọn của mình hơn.

3. Học cách chấp nhận khi bỏ lỡ một số thứ

Đôi khi chúng ta gặp vấn đề ngược lại. Thay vì gặp khó khăn khi nói “có” với một điều gì đó, chúng ta lại gặp khó khăn khi nói “không”. Mong muốn làm mọi thứ của chúng ta có thể bắt nguồn từ cùng một nỗi sợ hãi đã thúc đẩy chúng ta theo đuổi sự hoàn hảo: FOMO (fear of missing out-sợ bỏ lỡ).

Tuy nhiên, giống như việc cố gắng tối ưu hóa mọi quyết định cuối cùng có thể khiến chúng ta trở nên tồi tệ hơn, thì việc cố gắng làm mọi thứ cũng vậy. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý định thực hiện của chúng ta sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta không cố gắng lên kế hoạch cho quá nhiều thứ.

Một khi bạn tìm ra những điều quan trọng nhất là gì, hãy bỏ qua phần còn lại.

Và thay vì tập trung vào những gì bạn có thể mất đi khi buông tay, hãy tập trung vào những gì bạn đang đạt được. Nhắc nhở bản thân rằng bằng cách bỏ lỡ một số điều nhỏ nhặt, bạn sẽ giảm bớt khả năng bỏ lỡ những điều thực sự quan trọng với mình.

Nguồn: Psychology Today

Những điểm du lịch Đầm Vân Long thú vị dành cho “dân Y” Ninh Bình

Bình luận