4 phút đọc
3/11/2023
Hậu quả của mất ngủ
Mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Sau đây là một số hậu quả có thể xảy đến với người mắc phải chứng mất ngủ này.
> Những quán kem ngon dành cho mùa hè tại Sài Gòn
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA), mất ngủ được định nghĩa là sự không hài lòng về thời lượng hoặc chất lượng giấc ngủ có liên quan đến việc khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ hay thức giấc sớm sau đó không ngủ lại được.
Ảnh hưởng của mất ngủ đến chất lượng cuộc sống
Các tình trạng cáu gắt, lo âu, mệt mỏi, tư duy chậm, trong trạng thái lờ đờ không tỉnh táo… có thể xảy ra do khi mất ngủ, não bộ dễ có khả năng phản ứng tiêu cực.
Mất ngủ khiến não bộ mất tập trung, dẫn đến việc chúng ta khó ghi nhớ và trở nên chậm chạp. Việc phản ứng chậm này rất nguy hiểm, chẳng hạn như khi tham gia giao thông và có tình khẩn cấp xảy ra nhưng người lái xe không kịp thời giải quyết do tác động của sự mất tập trung, cuối cùng có thể gây ra tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng làm giảm hiệu suất công việc. Lúc này, cơ thể tạo ra hormone cortisol gây căng thẳng cho não bộ. Một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện tinh thần và khôi phục năng lượng, giảm bớt tình trạng căng thẳng của cơ thể và từ đó giúp hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn dẫn đến các vấn đề như dễ mất thăng bằng, dễ té ngã…
Nguy cơ gây bệnh cho cơ thể khi bị mất ngủ
Đầu tiên là nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngủ không đủ khiến cơ thể cần nhiều inulin hơn để duy trì đường huyết bình thường, điều này có tác động xấu đến mạch máu và tim. Khi mất ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Đến cuối cùng mất ngủ có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Bên cạnh đó còn có nguy cơ trầm cảm. Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người.
Gây tăng cân đối với những ai mất ngủ. Năng lượng không được tiêu hao, mỡ tích ngày càng nhiều do các cơ quan của cơ thể đang ở trạng thái căng thẳng và mệt mỏi, không đủ khả năng thực hiện chức năng bình thường của chúng.
Nguy cơ gây ung thư là một trong những hậu quả tiếp theo của mất ngủ. Melatonin là hormone có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Nó được tiết ra trong quá trình ngủ. Một khi mất ngủ, hormone này sẽ bị hạn chế rất nhiều, dẫn đến tăng nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn dẫn đến các bệnh khác như tiểu đường, đột quỵ. Bên cạnh đó, làn da của người thiếu ngủ sẽ thô ráp hơn so với bình thường,làn da nếu có vết thương cũng sẽ lâu lành hơn.
Mất ngủ cũng gây suy giảm trí nhớ. Khả năng ghi nhớ của não bộ có thể bị suy giảm khi con người mất ngủ. Người bệnh thường xuyên mơ hồ trong việc ghi nhớ, nghiêm trọng hơn có thể gây ra sa sút trí tuệ.
Hệ miễn dịch suy giảm do mất ngủ. Bởi vì sự mệt mỏi của cơ thể khi thiếu ngủ, bệnh nhân có thể có thể có hệ miễn dịch không đáp ứng tốt.
Điều trị mất ngủ bằng thuốc
Nếu tình trạng mất ngủ liên tục và từ 3 lần trở lên trong tuần, triệu chứng kéo dài liên tục một tháng, hoặc vẫn khó ngủ sau khi dùng các biện pháp để cải thiện giấc ngủ thì nên tìm bác sĩ để khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phương pháp chữa trị.
Các loại thuốc thường được dùng trong việc điều trị như: Orlanzapin, Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,… Các loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an, điều hòa tinh thần, làm dịu hệ thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, những loại thuốc trên còn có tác dụng chống loạn thần đối với các chứng bệnh thần kinh (hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt…). Việc dùng kết hợp với thuốc ngủ hoặc thuốc gây mê sẽ làm tăng hiệu quả của những loại thuốc này.
Tuy vậy, khi dùng thuốc, cơ thể người vẫn xuất hiện một số vấn đề như mệt mỏi, lú lẫn (với những người cao tuổi), suy giảm trí nhớ, miệng trở nên khô đắng…
Nguồn: Sở y tế Nam Định, Báo Sức khỏe và đời sống.
> Vẻ đẹp Mộc Châu - địa điểm thu hút những tâm hồn yêu du lịch