7 phút đọc

3/4/2023

[ĐIỀU TRỊ] NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Các vi khuẩn gây NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Những điều cần biết | Pacific Cross Việt Nam

Điều trị NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Thuốc kháng sinh
Đôi khi là phẫu thuật (ví dụ, dẫn lưu ổ áp xe, sửa chữa các dị tật cấu trúc, hoặc giải quyết tình trạng tắc nghẽn)
Tất cả các dạng nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng đều phải dùng kháng sinh. Đối với bệnh nhân tiểu buốt khó chịu, phenazopyridine có thể giúp kiểm soát các triệu chứng cho đến khi kháng sinh phát huy tác dụng (thường là trong vòng 48 giờ).
Lựa chọn kháng sinh nên dựa vào bệnh sử của bệnh nhân và tiền sử dị ứng, kháng kháng sinh, tính sẵn có và giá kháng sinh, và khả năng dung nạp của bệnh nhân và khả năng cung ứng thuốc thay thế khi thất bại điều trị. Khả năng kháng kháng sinh cũng cần được xem xét. Khi có kết quả cấy nước tiểu, việc lựa chọn thuốc kháng sinh nên thay đổi: nhạy với vi khuẩn đó, và phổ hẹp nhất có hiệu quả chống lại mầm bệnh đã được xác định.
Phẫu thuật thường được chỉ định cho tắc nghẽn đường tiết niệu, bất thường giải phẫu, và tổn thương đường tiết niệu do bệnh thần kinh như chèn ép tủy sống. Giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường tiểu bằng việc dẫn lưu giúp soát nhiễm trùng tiết niệu nhanh chóng. Đôi khi, áp xe vỏ thận hoặc áp xe quanh thận cần phải phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe. Việc chỉ định can thiệp dụng cụ vào đường tiết niệu dưới nên hạn chế nhất có thể. Thao tác vô trùng khi đặt dụng cụ vào đường tiểu và điều trị kháng sinh trong 3 đến 7 ngày sau đó có thể dự phòng nhiễm trùng nặng đe doạ đến tính mạng.
Viêm niệu đạo
Những bệnh nhân có quan hệ tình dục có các triệu chứng thường được điều trị với chẩn đoán sơ bộ bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Một phác đồ điển hình là ceftriaxone 250 mg tiêm bắp cộng với azithromycin 1 g uống 1 lần hoặc doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày. Tất cả bạn tình trong vòng 60 ngày cần được khám kiểm tra. Nam giới được chẩn đoán bị viêm niệu đạo nên được xét nghiệm HIV và giang mai theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống Bệnh tật năm 2015 Hướng dẫn điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Viêm bàng quang
Điều trị ưu tiên của viêm bàng quang không biến chứng là nitrofurantoin 100 mg uống 2 lần/ngày trong 5 ngày (chống chỉ định nếu độ thanh thải creatinin < 60 mL/phút), trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) 160/800 mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày, hoặc fosfomycin 3 g uống một lần duy nhất. Những lựa chọn ít dùng hơn bao gồm fluoroquinolone hoặc kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu viêm bàng quang tái phát trong vòng một hoặc hai tuần, có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng hơn (ví dụ như fluoroquinolone) và cần phải nuôi cấy nước tiểu.
Viêm bàng quang phức tạp nên được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng được chọn dựa trên các căn nguyên phổ biến theo vùng và các mô hình đề kháng và điều chỉnh dựa trên kết quả nuôi cấy. Các bất thường đường niệu cũng phải được giải quyết.
Hội chứng niệu đạo cấp
Điều trị phụ thuộc vào kết quả lâm sàng và kết quả nuôi cấy nước tiểu:
Trên đối tượng phụ nữ tiểu buốt, tiểu mủ và số khuẩn lạc phát triển > 102/mL, cấy nước tiểu xuất hiện một chủng vi khuẩn duy nhất có thể được điều trị như đối với viêm bàng quang không phức tạp.
Đối tượng phụ nữ có biểu hiện tiểu buốt, tiểu mủ, không có vi khuẩn niệu nên được đánh giá tìm nguyên nhân STI (bao gồm cả N. gonorrhoeae và C. trachomatis).
Đối tượng phụ nữ có biểu hiện tiểu buốt nhưng không tiểu mủ, cũng không tìm thấy vi khuẩn niệu không được coi là có hội chứng niệu đạo thực sự. Những bệnh nhân này nên được khảo sát tìm kiếm các nguyên nhân gây đái buốt không do nhiễm trùng. Đánh giá có thể bao gồm điều trị thử, ví dụ như điều chỉnh hành vi (ví dụ, liệu pháp phản hồi sinh học và thư giãn cơ đáy chậu), phẫu thuật (hẹp niệu đạo) và điều trị thuốc (ví dụ hooc môn thay thế cho các trường hợp nghi ngờ viêm niệu đạo thể teo, thuốc gây tê, thuốc chống co thắt).
Vi khuẩn niệu không triệu chứng
Thông thường, không nên điều trị nhiễm trùng niệu không triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân cao tuổi, hoặc bệnh nhân đặt ống thông bàng quang lưu. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ biến chứng từ nhiểm khuẩn niệu không triệu chứng (xem Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sàng lọc) nên điều trị nguyên nhân và kháng sinh được lựa chọn như với viêm bàng quang. Ở phụ nữ có thai, chỉ có một vài loại kháng sinh có thể an toàn khi sử dụng. Các thuốc beta-lactam, sulfonamid và nitrofurantoin đường uống được xem là an toàn trong thời kỳ đầu thai nghén, nhưng trimethoprim nên tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất, và sulfamethoxazole nên tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là sắp sinh. Bệnh nhân có các vấn đề tắc nghẽn chưa giải quyết được (ví dụ như sỏi, trào ngược) có thể cần điều trị kháng sinh dài ngày.
Viêm thận bể thận cấp tính
Kháng sinh là bắt buộc. Có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống nếu thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn sau:
Bệnh nhân kỳ vọng tuân thủ điều trị
Bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt
Bệnh nhân không buồn nôn hoặc ói mửa hoặc không có dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn hoặc nhiễm khuẩn huyết
Bệnh nhân không có các yếu tố gợi ý NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU phức tạp
Ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày và levofloxacin 750 mg uống 1 lần/ngày trong 5 ngày là kháng sinh bậc 1 nếu < 10% số mầm bệnh đường tiết niệu trong cộng đồng kháng thuốc. Lựa chọn thứ 2 thường là TMP / SMX 160/800 mg, uống hai lần một ngày trong 14 ngày. Tuy nhiên, các mô hình nhạy cảm cục bộ nên được xem xét vì ở một số vùng của Hoa Kỳ, > 20% E. coli đề kháng với sulfa.
Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn điều trị ngoại trú nên nằm viện và được điều trị bằng đường tiêm dựa trên cơ sở độ nhạy theo vùng địa phương. Thuốc kháng sinh được lựa chọn hàng đầu là fluroquinolones được bài tiết qua thận, chẳng hạn như ciprofloxacin và levofloxacin. Các lựa chọn khác như ampicillin cộng với gentamicin, aminoglycoside plazomicin, (1)cephalosporin phổ rộng (ví dụ ceftriaxone, cefotaxime, cefepime), aztreonam, beta-lactam/ức chế beta-lactamase kết hợp (ampicillin/sulbactam, ticarcillin/clavulanate, piperacillin/tazobactam) và imipenem/cilastatin, thường được dùng cho những bệnh nhân viêm thận bể thận phức tạp hơn (ví dụ như tắc nghẽn, sỏi, vi khuẩn kháng thuốc hoặc nhiễm trùng bệnh viện) hoặc đặt dụng cụ đường tiểu gần đây.
Thuốc được sử dụng liên tục qua đường tĩnh mạch cho đến khi hết sốt và các dấu hiệu lâm sàng cải thiện. Ở > 80% số bệnh nhân, các triệu chứng cải thiện trong vòng 72 giờ. Sau đó, bệnh nhân có thể bắt đầu dùng thuốc đường uống, và bệnh nhân có thể được xuất viện sau một đợt điều trị từ 7 đến 14 ngày. Các trường hợp phức tạp bắt buộc phải điều trị dài hơn bằng kháng sinh đường tĩnh mạch với tổng thời gian từ 2 đến 3 tuần, đồng thời cần phẫu thuật sửa chữa các dị dạng giải phẫu đường niệu.
Cân nhắc điều trị ngoại trú ở phụ nữ mang thai bị viêm thận bể thận, nhưng chỉ khi triệu chứng nhẹ, theo dõi chặt chẽ, và thời gian mang thai (tốt nhất) là < 24 tuần. Điều trị ngoại trú với cephalosporin (ví dụ như ceftriaxone 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, sau đó cephalexin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 10 ngày). Nếu không, thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch bậc 1 bao gồm cephalosporins, aztreonam, hoặc ampicillin cộng gentamicin. Nếu viêm thận bể thận nặng, khả năng phải dùng piperacillin/tazobactam hoặc meropenem. Fluoroquinolones và TMP/SMX nên tránh. Vì tình trạng tái phát rất phổ biến, một số tác giả khuyên nên dự phòng sau khi nhiễm trùng cấp có thể được giải quyết với nitrofurantoin 100 mg đường uống, hoặc cephalexin 250 mg đường uống mỗi đêm trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ và 4-6 tuần sau đẻ.

 

#Tài liệu y khoa#Nội thận
Bình luận