Thông qua việc hiểu biết về các tác hại của việc nghiện rượu, có rất nhiều người từng quyết tâm sẽ không chạm đến con đường vô cùng nguy hiểm này nữa. Nhưng không phải chuyện gì trên đời cũng sẽ theo ý mình, đặc biệt là những việc liên quan đến cai nghiện. Người nghiện rượu nặng không thể dễ dàng từ bỏ thói quen độc hại đó, bởi cơ thể của họ sẽ mắc hội chứng cai rượu. Có thể nói, hội chứng cai rượu là cửa ải khó khăn nhất khiến bất kì người nào muốn quay đầu đều phải chùn bước.
Hội chứng cai rượu là gì?
Hội chứng cai rượu (Alcohol Withdrawal Syndrome – AWS) là một loạt các triệu chứng gặp phải ở người nghiện rượu nặng khi ngưng rượu đột ngột hoặc giảm lượng rượu tiêu thụ một cách đáng kể. Mức độ của các triệu chứng cai rượu có sự khác biệt ở từng bệnh nhân. Thông thường, các triệu chứng sẽ khởi phát trong 6 – 24 giờ kể từ lần sử dụng rượu cuối cùng.
Cơ chế gây nên hội chứng cai rượu
Với những người không lạm dụng rượu bia, việc ngưng sử dụng rượu hoàn toàn không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Nhưng khi một người dùng rượu liều cao, kéo dài mà đột ngột ngưng uống rượu hoặc giảm lượng rượu nạp vào cơ thể, khi đó sẽ dẫn đến việc xuất hiện của hội chứng cai rượu.
Rượu là chất ức chế hệ thần kinh trung ương, gây ức chế tác dụng kích thích của Glutamate và tăng tác dụng ức chế của axit gamma-aminobutyric (GABA).
GABA có tác dụng ức chế các chất dẫn truyền thần kinh, qua đó giảm hoạt động của hệ thần kinh và ngăn chặn tín hiệu của não bộ. Trong khi đó, việc dùng rượu là GABA gia tăng tác dụng ức chế. Do vậy, khi cai rượu thì nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh tăng lên đáng kể gây ra một loạt các triệu chứng thể chất và tâm thần.
Biểu hiện hội chứng cai rượu
Tùy theo thời gian và lượng rượu dung nạp sẽ có các triệu chứng với độ nghiêm trọng khác nhau.
Đối với hội chứng cai rượu nhẹ thì có các triệu chứng bao gồm run, mệt, nhức đầu, đổ mồ hôi, tăng phản xạ, và các triệu chứng tiêu hóa. Có thể xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh và huyết áp tăng nhẹ. Triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng 6 giờ sau khi ngừng sử dụng rượu. Một số bệnh nhân bị co giật tăng trương lực toàn thân (được gọi là co giật liên quan đến rượu, hoặc co giật do rượu rum) nhưng thường không lớn hơn 2 lần trong giai đoạn ngắn. Động kinh thường xảy ra từ 6 đến 48 giờ sau khi ngừng rượu.
Ảo giác do rượu (ảo giác mà không có sự suy đồi ý thức khác) là một trong những triệu chứng của hội chứng cai rượu. Sau khi ngưng đột ngột ở người sử dụng rượu kéo dài, quá mức, thường là trong vòng 12 đến 24 giờ với các ảo giác thường là ảo thị. Triệu chứng cũng có thể bao gồm các ảo thính và ảo giác buộc tội và bị hại; bệnh nhân thường có thể sợ hãi bởi ảo giác và những giấc mơ sống động và đáng sợ. Ảo giác do rượu có thể giống với tâm thần phân liệt, mặc dù suy nghĩ thường không bị rối loạn và tiền sử không phải là điển hình của tâm thần phân liệt. Triệu chứng không giống với ngủ gà của hội chứng não cấp tính nhiều như mê sảng (DT) hoặc các phản ứng bệnh lý khác liên quan đến việc hội chứng cai. Ý thức vẫn còn tỉnh và không có các dấu hiệu của thần kinh tự động xảy ra trong DT. Khi xuất hiện triệu chứng ảo thị, nó thường đi trước DT và thoáng qua.
Sảng thì thường bắt đầu từ 48 đến 72 giờ sau khi cai rượu. Các triệu chứng có thể xảy ra là lo lắng, lẫn lộn, khó ngủ (với những giấc mơ đáng sợ hoặc ảo giác ban đêm), vã mồ hôi và thậm chí là trầm cảm nặng. Ảo giác thoáng qua gây ra sự bồn chồn, sợ hãi, và hoảng hốt. Triệu chứng điển hình của hoang tưởng, lẫn lộn và mất định hướng là việc thường xuyên quay lại một hoạt động (ví dụ: bệnh nhân thường tưởng tượng rằng họ đang trở lại làm việc và cố gắng thực hiện một số hoạt động có liên quan). Khả năng tự chủ với các biểu hiện vã mồ hôi, tăng nhịp tim và nhiệt độ, đi kèm với hoang tưởng và tiến triển với nó. Sảng nhẹ thường đi kèm với vã mồ hôi, nhịp tim từ 100 đến 120 nhịp/phút, và nhiệt độ từ 37,2 đến 37,8° C. Sảng, với sự mất định hướng trầm trọng và suy giảm sự thức tỉnh, đi kèm theo mất ngủ thì nhịp tim sẽ lớn hơn 120 nhịp/phút và nhiệt độ hơn 37.8°C, khả năng dẫn đến tử vong là rất cao.
Khi sảng nặng, bệnh nhân nhiều kích thích cảm giác, đặc biệt đối với các vật thể nhìn thấy trong ánh sáng mờ. Sự rối loạn thăng bằng có thể khiến họ nghĩ rằng sàn nhà đang di chuyển, các bức tường đang rơi, hoặc phòng đang quay. Khi sảng xảy ra, run tay tăng lên, đôi khi lan ra đến đầu và thân. Mất điều hòa cơ có thể xảy ra; cần phải tránh tự gây thương tích. Các triệu chứng khác nhau giữa các bệnh nhân nhưng thường là như nhau đối với một bệnh nhân cụ thể với mỗi lần tái phát.
Chẩn đoán hội chứng cai rượu
Hội chứng cai rượu chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân ngừng hoặc giảm đáng kể lượng rượu tiêu thụ khi đang sử dụng rượu ở liều cao trong thời gian dài. Đồng thời, các triệu chứng xảy ra phải đáp ứng được ít nhất 2 tiêu chuẩn sau (xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày kể từ lần sử dụng rượu cuối cùng): mất ngủ; buồn nôn, nôn mửa; tăng hoạt động tự động; run tay; lo âu quá mức; hoang tưởng, ảo thanh, ảo thị giác; kích động tâm thần vận động; co giật kiểu động kinh.
Các triệu chứng này phải được xác định không do rối loạn tâm thần hay bệnh thực thể nào gây ra, đồng thời gây suy giảm rõ rệt hiệu suất học tập, làm việc và các chức năng xã hội.
Điều trị hội chứng cai rượu
Đầu tiên cần hạn chế cơ học. Việc ngừng hoặc giảm lượng rượu đột ngột sẽ gây hưng phấn não. Điều này sẽ dẫn đến các hành vi kích động, không thể kiểm soát có thể gây tổn thương chính bệnh nhân và những người xung quanh. Chính vì vậy, nên đặt người bệnh ở môi trường an toàn và yên tĩnh. Đồng thời, những người xung quanh cần hạn chế tối đa các tác động lên bệnh nhân để tránh phản ứng chống lại. Sự kích động quá mức có thể gây ra thương tích cho chính bệnh nhân và làm gia tăng các triệu chứng thể chất, tâm thần do hội chứng cai rượu.
Đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Bệnh nhân cần được đảm bảo dinh dưỡng do có biểu hiện tăng thân nhiệt do mất nhiều dịch vì nôn mửa và vã mồ hôi. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, người thân nên khuyến khích bệnh nhân ăn uống đầy đủ. Nên chế biến món ăn lỏng, mềm, ít gia vị và dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Đồng thời, người chăm sống nên khuyên người bệnh uống đủ nước và có thể cung cấp vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép, sinh tố.
Cân bằng điện giải là điều cần thiết để giúp cho sức khỏe của người bệnh. Những người nghiện rượu thường phải đối mặt với việc thiếu hụt vitamin B1 do cơ thể giảm hấp thu và giảm dự trữ. Thiếu vitamin B1 có thể gây bệnh não Wernicke, bệnh cơ tim và bệnh thần kinh ngoại biên. Do đó, nhiều bệnh nhân sẽ được truyền tĩnh mạch vitamin B1 (Thiamine) để phòng ngừa các bệnh lý kể trên. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bổ sung glucose, phosphate, magie, kali… Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ giúp cải thiện triệu chứng cai rượu và hạn chế các biến chứng do hội chứng này gây ra.
Điều trị rối loạn tâm thần là một phần trong điều trị hội chứng cai rượu. Hội chứng cai rượu gây ra một loạt các triệu chứng tâm thần do mất điều hòa GABA. Do đó, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để điều trị các rối loạn tâm thần có liên quan đến tình trạng cai rượu.
Thuốc an thần nhóm benzodiapine (Diazepam, Chlordiazepoxide, Lorazepam, Oxazepam,…). Thuốc chẹn beta được sử dụng nếu bệnh nhân mắc đồng thời với bệnh mạch vành. Thuốc hạ huyết áp (Clonidine) có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng tự chủ khi cai nghiện. Thuốc chống co giật (Phenytoin) thường được dùng để cải thiện tình trạng co giật với những bệnh nhân có tiền sử động kinh.
Trị liệu tâm lý để người bệnh dễ chịu hơn. Người mắc phải hội chứng cai rượu sẽ cảm thấy cực kì khó chịu, vì thế bệnh nhân thường sẽ từ bỏ quyết tâm cai rượu và tiếp tục con đường cũ. Tình trạng này lặp đi lặp lại gây ra tổn thương tâm lý nhất định và khiến người bệnh gặp phải các rối loạn tâm thần như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, trầm cảm… Do đó sau khi hội chứng cai rượu được kiểm soát, bệnh nhân sẽ được xem xét trị liệu tâm lý.
Hội chứng cai rượu có các triệu chứng mà không phải ai cũng chịu được, nó ảnh đến sức khỏe và đời sống, thậm chí có nguy cơ nguy hiểm tính mạng. Vì thế, để không phải trải qua căn bệnh này, tốt nhất mỗi người chúng ta đừng trở thành một người nghiện rượu.
Nguồn: Sở y tế tỉnh Nam Định; MSD MANUAL.
