Hiện nay, trầm cảm được xem là một bệnh lý rối loạn tâm thần tất phổ biến và là một gánh nặng về y tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Trầm cảm là một nhóm bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến, với ước tính 3,8% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm. Bệnh có thể gây nên sự khiếm khuyết về mặt tinh thần, dẫn đến sự suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Rối loạn trầm cảm
Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần và hành vi của Hoa Kỳ lần 5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5), rối loạn trầm cảm định nghĩa là sự giảm khí sắc (mood) và/hoặc giảm quan tâm/hứng thú với hầu hết cac hoạt động hàng ngày kèm theo ít nhất 4 dấu hiệu khác, duy trì liên tục trong thời gian tối thiểu hai tuần. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ li bì), rối loạn cảm giác ngon miệng hoặc thay đổi cân nặng (tăng hoặc giảm), mệt mỏi, kích thích hoặc suy giảm tâm thần vận động, cảm giác bất lực hoặc tội lỗi quá mức/không tõ nguyên nhân, giảm khả năng tập trung, thiếu quyết đoán, nghĩ nhiều về cái chết hoặc có ý định tự tử hoặc cố gắng thực hiện hành vi tự tử nhiều lần.

Hình ảnh. Trầm cảm
Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản, khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường. Trầm cảm có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các dấu hiệu đặc trưng về tâm thần là giảm khi sắc mà còn kèm theo nhiều dấu hiệu về cơ thể. Vì vậy, người bệnh trầm cảm thưởng KHÔNG đến khám các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Trầm cảm thường kèm theo các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu.
PHÂN LOẠI TRẦM CẢM
Theo DSM-5, rối loạn trầm cảm bao gồm nhiều loại khác nhau như:
-
Rối loạn mất điều hòa gián đoạn khí sắc (Disruptive mood dysregulation disorder).
-
Rối loạn trầm cảm chính/chủ yếu (Major depressive disorder).
-
Rối loạn trầm cảm dai dẳng/tái phát (Persistent depressive disorder, dysthymia).
-
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder).
-
Rối loạn trầm cảm do chất/thuốc (Substance/medication - induced depressive disorder). Rối loạn trầm cảm do bệnh lý khác (Depressive disorder due to another medical lệnh cấm tình trạng).
-
Rối loạn trầm cảm xác định khác (Other specified depressive disorder).
-
Rối loạn trầm cảm không xác định (Unspecified depressive disorder).
Đặc điểm chung của tất cả những rối loạn trên chính là cảm xúc buồn bã, trống rỗng miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung.
Trầm cảm có thể trở thành bệnh mạn tính hoặc tái phát và làm giảm khả năng thích ứng với cuộc sống. Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm được tóm tắt theo DSM-5.
Chẩn đoán trầm cảm theo DSM-5 được tóm tắt như sau (Tham khảo Update 2023)
“ A. Ít nhất 5 trong các dấu hiệu sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài trong thời gian 2 tuần làm thay đổi hoạt động so với trước đó và ít nhất phải có 1 trong 2 dấu hiệu chính là (1) khi sắc trầm cảm hoặc (2) mất quan tâm hoặc thích thú.
Chú ý: các dấu hiệu này không phải do một bệnh khác gây nên.
-
Khi sắc trầm cảm biểu hiện gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày, được nhận biết bởi chính người bệnh (ví dụ: cảm thấy buồn, trống rỗng, mất hy vọng) hoặc thông qua quan sát của người khác (ví dụ: nhìn thấy người bệnh khóc). Chú ý: ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.
-
Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc đồng. thông qua quan sát của người khác).
-
Giảm trọng lượng cơ thể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng) hoặc tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng hầu như mỗi ngày. Chú ý: trẻ em là không đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết
-
Mất ngủ hoặc ngủ
-
Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể).
-
Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.
-
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) diễn ra hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).
-
Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc khả năng ra quyết định diễn ra hầu như mỗi ngày (người bệnh tự nhận thấy hoặc người khác quan sát thấy).
-
Ý nghĩ thường xuyên về cái chết (không phải sợ chết), ý tưởng tự sát tái kèm theo hoặc không kèm theo một kế hoạch tự sát cụ thể.

Hình ảnh. Dấu hiệu trầm cảm.
B. Các dấu hiệu trầm cảm là nguyên nhân gây suy giảm các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
C. Các dấu hiệu trầm cảm không phải là hậu quả sinh lý của một chất hoặc bệnh lý cơ thể.
Lưu ý: tiêu chuẩn A-C cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Lưu ý: phản ứng trước những mất mát lớn (mất người thân, phá sản về tài chính, thiệt hại do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật) có thể bao gồm cảm giác mãnh liệt, nhắc đi nhắc lại về sự mất mát, mất ngủ, chán ăn, giảm cân được lưu ý trong tiêu chuẩn A có thể giống với một giai đoạn trầm cảm. Mặc dù các dấu hiệu trầm cảm có thể được hiểu hoặc được coi là phù hợp với sự mất mát, sự có mặt của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu ngoài phản ứng với sự mất mát đáng kể cần được xem xét cụ thể. Quyết định chẩn đoán và điều trị đòi hỏi phải đánh giá lâm sàng dựa trên bệnh sử và các đặc điểm về văn hóa khi thể hiện đau buồn trong hoàn cảnh mất mát.
D. Sự xuất hiện của các giai đoạn trầm cảm không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn phân liệt cảm xúc, tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn ảo giác hoặc những rối loạn đặc trưng hoặc không đặc trưng khác của hội chứng tâm thần phân liệt và những rối loạn loạn thần khác.
E. Chưa bao giờ xuất hiện một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ trước đó.
Lưu ý: loại trừ này không được áp dụng nếu tất cả các cơn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ này do lạm dụng một chất kích thích hoặc là do tác động sinh lý của một bệnh khác gây nên.”
Nguồn: DSM-5