3 phút đọc

2/20/2023

Những người tuyệt đối không nên ăn thịt gà

Thịt gà là món ăn vô cùng phổ biến trên mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, loại thịt thơm ngon này lại có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những người bị bệnh xơ gan, bệnh về đường tiêu hoá hay bệnh lý tim mạch,...

Trong thịt gà có chứa một lượng lớn protein, nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, B1, B2, PP, canxi, phốt pho và chất béo,... Trong Đông y, thịt gà là loại thịt có tính nóng, ngọt,  bổ dưỡng, không độc, có chức năng chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt và các công dụng tốt cho sức khoẻ khác. Tuy nhiên, nếu những người bệnh xơ gan, bệnh đường tiêu hoá hoặc bệnh lý tim mạch ăn thịt gà sẽ gây ra các tác động không mong muốn đến sức khoẻ.

Đối với bệnh nhân xơ gan, protein là chất dinh dưỡng cần được cân nhắc sử dụng với liều lượng thích hợp với mức độ bệnh tình. Người bệnh gan khi ăn thịt gà sẽ dẫn đến việc tính nóng trong thịt gà dễ làm cho hiện tượng thấp nhiệt nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh gan không nên ăn thịt gà.

Người mắc bệnh đường tiêu hóa không nên ăn thịt gà vì thịt gà là loại thịt dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến đường ruột, Ngoài ra, chúng có thể khiến cho tình trạng khó tiêu, táo bón trở nên trầm trọng hơn. Thịt gà khi ăn kèm với lá kinh giới sẽ càng  khiến cơ thể bị chướng bụng, khó đi ngoài hơn.

Người mắc bệnh lý tim mạch không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Trong da và lòng đỏ trứng gà chứa nhiều chất béo, có thể gây ra tình trạng rối loạn lipid máu ở người bị bệnh về tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh này không nên ăn thịt gà đặc biệt là phần da.

Thịt gà có các tác động xấu đến sức khoẻ của một số bệnh nhân. Ảnh minh hoạ

Các bước chế biến thịt gà tránh gây ngộ độc thực phẩm

Cho thịt gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc cho vào tủ lạnh để ngăn nước thịt sống tiếp xúc với các thực phẩm khác.

Rửa tay bằng nước và xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thịt gà.

Chú ý đeo găng tay trong quá trình rửa thịt gà, không để nước rửa gà lan rộng trong nhà bếp và làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và mặt bàn khác.

Nếu sử dụng thịt gà đông lạnh cần rã đông đúng cách, tốt nhất là rã đông thịt gà từ từ trong tủ lạnh ngăn mát là phương pháp được khuyên dùng nhất.

Sử dụng một thớt khác cho thịt gà sống.

Không đặt thức ăn đã nấu chín hoặc rau hoặc trái cây tươi lên đĩa, thớt hoặc bề mặt khác đã từng đựng thịt gà sống.

Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và bàn bếp bằng nước rửa chén bát, tốt nhất là xả nước ấm sau khi chuẩn bị thịt gà và trước khi chuẩn bị món ăn tiếp theo.

Đảm bảo gà được nấu chín, nếu bạn cảm thấy món gà mà bạn được phục vụ tại nhà hàng hoặc bất kỳ nơi nào khác chưa được nấu chín hoàn toàn, hãy đề nghị nấu lại.

Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 32 độ C, chẳng hạn như trong ô tô nóng hoặc trong một buổi dã ngoại mùa hè)

Tham khảo: Báo Sức khoẻ và Đời sống

 

 

#Health Care
Bình luận