Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do sử dụng corticoid quá nhiều khi tự điều trị cúm. Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, ngày 3.1 bệnh nhân được ra viện.
Hình ảnh chụp phổi người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhân nữ 37 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm cúm từ 27.10.2022 với biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt và sử dụng corticoid (medrol 16mg/ngày). Ba ngày sau tình trạng không cải thiện, sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy sau đó thở máy. (Nguồn: báo Lao Động)
Qua trường hợp trên ta có thể thấy rằng việc tự điều trị tại nhà mà không có đủ kiến thức chuyên môn rất nguy hiểm. Vậy ta cần phải biết Corticoid là gì và các tác động của nó lên cơ thể.
Đại cương
Các corticoid gồm 2 loại:
- Mineralocorticoid
- Aldosteron, desoxy corticosteron
- Glucocorticoid
- Cortison, hydrocortison và dẫn xuất: hydrocortison, fludroxycortid.
- Prednison và dẫn xuất: Metylprednison
- Prednisolon và dẫn xuất; dexamethason, beta-methason, triamcinolon, Auocortolon.
Được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực: thấp khớp cấp, bệnh tự miễn dịch và dị ứng, hồi sức, chông viêm nhiễm...
Tác dụng dược lý và độc tính của Corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu.
Trên đây là bài viết về Corticoid và tác dụng phụ của thuốc. Cảm ơn quí đồng nghiệp đã dành thời gian theo dõi.