SINH LÝ TUYẾN GIÁP
I. Đặc điểm cấu tạo
- Tuyến giáp nằm ở ngay dưới thanh quản và trước khí quản, gồm hai thùy trái và phải. Người trưởng thành tuyến giáp nặng 20-50g.
-
Đơn vị cấu tạo: nang giáp - đường kính khoảng 100-300 micromet
+ Nang chứa đầy các chất bài tiết gọi là chất keo trong lòng nang
+ Được lót bằng một lớp tế bào hình khối gọi là những tế bào tiết hormon vào lòng nang. Đáy tế bào tiếp xúc mao mạch, đỉnh tế bào tiếp xúc lòng nang.
- Các tế bào nang giáp: tiết 2 hormon là triiodo-thyromin (T3), tetraiodo-thyromin (T4) có những chức năng quan trọng trong chuyển hóa
- Các tế bào cạnh nang tiết hormon calcitonin là hormon tham gia chuyển hóa Canxi
II. Sinh tổng hợp T3 và T4
Gồm có 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1: bắt Iod: Iod được hấp thu vào máu và được đưa đến tế bào tuyến giáp bằng phương pháp vận chuyển tích cực: bơm Iod
|
- Giai đoạn 2: oxi hóa iodua thành dạng oxy hóa của iod nguyên tử
+ Tổng hợp thyroglobulin: Tg được tổng hợp bởi các tế bào nang tuyến giáp một cách bình thường và bài tiết vào trong khoang của các nang tuyến giáp, một phần nhỏ vào máu tuần hoàn ở người bình thường. Tg chứa tới 130 gốc tyrosine (Tyr)
+ Tại đỉnh của tế bào nang giáp: I- được chuyển thành dạng oxi hóa của nguyên tử Iot: Io or I3- nhờ peroxidase. Những dạng này có khả năng gắn với axit amin tyrosine.
|
- Giai đoạn 3: gắn Iod nguyên tử ở dạng oxy hóa vào tyrosin
+ Trong tế bào nang giáp: Iod dạng oxi hóa liên kết enzyme iodinase nên quá trình gắn tyrosin diễn ra rất nhanh để tạo 2 dạng tiền chất monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosine (DIT)
+ Hai tiền chất này trùng hợp với nhau tạo ra 2 hormon tuyến giáp T3 và T4. Sau đó cả MIT, DIT và T3,T4 đều gắn với thyroglobulin và được vận chuyển qua thành tế bào nang giáp để dự trữ trong lòng nang.
|
- Giai đoạn 4: giải phóng hormone vào máu
+ Các giọt keo gắn T3, T4 từ lòng nang được đưa vào tế bào nang giáp theo kiểu ẩm bào
+ Sau đó các enzym tiêu hóa được tiết từ các bọc lysosome thấm vào các túi ẩm bào trộn lẫn với các chất keo tạo các túi tiêu hóa
+ Dưới tác dụng các enzyme phân giải protein, các phân tử thyroglobulin sẽ được tiêu hóa và giải phóng T3, T4 ở dạng tự do. Hai hormon được khuếch tán qua màng của tế bào nang giáp vào các mao mạch nằm quanh nang giáp.
|
III. Hormon T3 và T4 trong máu
- 93% hormon tuyến giáp ở dạng T4, 7% ở dạng T3. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày hầu hết T4 chuyển thành T3 và T3 là dạng hoạt động tại tế bào.
- Hormone vận chuyển trong máu: 99% là gắn với những phân tử khác trong đó 70% gắn với globulin, còn lại là gắn với protein để vận chuyển, 1% còn lại là hormon tự do và là dạng hoạt động chính
+ Ái lực của T4 với protein lớn hơn của T3 với protein => Thời gian bán hủy T4 là 6 ngày, thời gian bán hủy T3 là 1 ngày.
IV. Hoạt động của hormon tuyến giáp
1. Tác dụng lên sự phát triển cơ thể
- Tăng tốc độ phát triển: chính vì thế những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp có xương phát triển nhanh nhưng cốt hóa sớm, thời kỳ trưởng thành ngắn, còn trẻ bị nhược năng tuyến giáp có mức phát triển chậm, nếu không điều trị sẽ lùn.
- Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của não trong thời kỳ bào thai và vài năm đầu sau sinh.
2. Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
- Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa hầu hết các mô cơ thể
- Tăng tốc độ phản ứng hóa học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp năng lượng
- Tăng số lượng và kích thước ty thể -> Tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động cơ thể
- Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt hóa enzym ATPase của bơm Na+ - K+ - ATPase do đó tăn vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào.
3. Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate
- Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu như tất cả các giai đoạn của quá trình chuyển hóa carbohydrate:
+ Tăng thoái hóa glucose
+ Tăng phân giải glycogen
+ Tăng tân tạo đường
+ Tăng hấp thu glucose ở ruột
+ Tăng bài tiết insulin
-> Tăng nhẹ nồng độ glucose trong máu
4. Tác dụng lên chuyển hóa lipid
- Tăng thoái hóa lipid ở mô dự trữ -> Tăng nồng độ axit béo tự do trong máu
- Tăng oxi hóa axit béo tự do ở mô
- Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglyceride ở huyết tương qua 2 cách:
5. Tác dụng lên chuyển hóa protein
- Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hóa protein.
6. Tác dụng lên chuyển hóa protein
- Hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ và hoạt động của nhiều enzyme trong khi đó vitamin là thành phần cơ bản cấu tạo nên enzym/coenzym.
-> Nồng độ hormon giáp tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin.
7. Tác dụng lên hệ tim mạch
- Tác dụng lên mạch máu: hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa hầu hết các tế bào từ đó làm tăng mức tiêu thụ O2, tăng các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng -> những sản phẩm này làm giãn mạch máu, tăng lượng máu tới da
- Tác dụng lên nhịp tim: tác động trực tiếp làm tim đập nhanh và mạnh hơn
- Tác dụng lên huyết áp:
8. Tác dụng lên hệ thống thần kinh-cơ
- Tác dụng lên hệ thần kinh-trung ương:
-> Nhược năng tuyến giáp sẽ làm chậm chạp trong suy nghĩ, ngủ nhiều. Ngược lại, ưu năng tuyến giáp gây căng thẳng, rối loạn tâm thần như lo lắng quá mức.
- Tác dụng lên chức năng cơ:
-
Tăng nhẹ hormon tuyến giáp thường làm cơ tăng phản ứng nhưng nếu hormon bài tiết quá nhiều cơ trở nên yếu vì tăng thoái hóa protein của cơ
-
Thiếu hormon tuyến giáp: cơ trở nên chậm chạp nhất là giãn ra chậm sau khi co
9. Tác dụng lên cơ quan sinh dục
- Với nam:
- Với nữ:
-
Thiếu hormon tuyến giáp: gây băng kinh, đa kinh
-
Thừa hormon tuyến giáp: ít kinh, vô kinh, giảm dục tính
V. Điều hòa hoạt động hormon tuyến giáp
- Vùng hạ đồi và tuyến yên điều hòa hoạt động tuyến giáp theo cơ chế Feedback âm tính: TRH theo máu xuống tuyến yên kích thích tuyến yên sinh TSH, TSH theo máu tới tuyến giáp kích thích sinh T3 và T4. Nếu hormon tuyến giáp sinh ra quá nhiều sẽ ức chế ngược lại vùng hạ đồi và tuyến yên
- Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 được bài tiết nhiều
- Cơ chế tự điều hòa: nồng độ Iod vô cơ cao sẽ ức chế tiết T3, T4.