7 phút đọc

1/30/2024

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÙNG SDC

Câu 1:  Phẫu thuật Longo trong điều trị trĩ?

(Tham khảo: 

  1. https://benhvien199.vn/phau-thuat-longo-phuong-phap-phau-thuat-toi-uu-cho-benh-tri_dt_1187

  2. https://www.benhviendaihocykhoavinh.vn/infographic-phau-thuat-cat-tri-bang-phuong-phap-longo/

  3. https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/uu-diem-cua-phau-thuat-tri-longo-tai-vinmec-giam-dau-ngan-tai-phat-ra-vien-som/ )

a, Định nghĩa: 

  • Cắt trĩ theo phương pháp Longo được ra đời từ năm 1993, tác giả là Antonio Longo một phẫu thuật viên người Ý. Cắt trĩ Longo sử dụng máy cắt đồng thời khâu nối. đến nay phương pháp này đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật.

  • Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của ống hậu môn giúp cho bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu thuật, phục hồi nhanh, đại tiện sau mổ.

  • cắt nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. Từ đó, khiến búi trĩ dần bị teo rụng do không được cấp máu nuôi dưỡng. 

  • Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng máy cắt để cắt một khoanh niêm mạc kèm theo một phần búi trĩ đồng thời tự động khâu nối lại. Kết quả làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và dần dần làm teo nhỏ búi trĩ, đồng thời khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa phục hồi lại tấm đệm ống hậu môn.

b, Đối tượng:

  • Chỉ định: 

  • Phương pháp này chỉ định cho trĩ nội độ III, trĩ vòng, có thể áp dụng cho cả trĩ độ II hoặc độ III và sa niêm mạc trực tràng độ I- II.

  • Chỉ định cho cả trĩ nội độ IV và trĩ thuyên tắc (thuyên tắc 1-2 búi trĩ).

  • Cho các trường hợp trĩ nội độ II không đáp ứng điều trị nội hoặc thủ thuật.

  • Chống chỉ định:

  • Người bệnh có áp xe cạnh hậu môn, hẹp ống hậu môn, sa toàn bộ trực tràng, viêm loét trực tràng.

  • Bệnh nhân có: Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông, trĩ triệu chứng do tăng áp cửa, bệnh Crohn.

  • Bệnh nhân có bệnh nội khoa, tim mạch nặng mà chưa điều trị ổn định.

  • Bệnh nhân mắc bệnh phối hợp nặng không thể chịu đựng cuộc phẫu thuật.

c, Ưu điểm:

  • Ít đau do vùng phẫu thuật nằm trên đường lược ống hậu môn là vùng ít thần kinh cảm giác. Sau mổ bệnh nhân chỉ đau tức nhẹ vùng hậu môn, bệnh nhân có thể đại tiện được bình thường ngay ngày đầu sau mổ.

  • Hồi phục sau mổ nhanh: sau mổ 6h bệnh nhân đã có thể đi lại bình thường, có thể xuất viện trong vòng 24h sau mổ.

  • Tỉ lệ tái phát thấp do đã cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ đồng thời sửa chữa cấu trúc ống hậu môn trở về gần như bình thường. 

  • Tỷ lệ tái phát của phẫu thuật Longo <1%, là phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ có tỷ lệ tái phát thấp nhất hiện nay.

  • Thời gian phẫu thuật chỉ từ 20-30 phút.

  • Tính thẩm mỹ cao: vì vùng phẫu thuật nằm cao trên đường lược ống hậu môn nên không để lại sẹo ngoài da vùng hậu môn, đảm bảo tính thẩm mỹ sau mổ.

  • Là phương pháp mổ trĩ an toàn, áp dụng cho cả người lớn tuổi, giảm đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ kinh điển.

d, Nhược điểm: 

  • Chi phí điều trị khá cao.

  • Chỉ áp dụng được cho trĩ nội, không thể điều trị trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

  • Khó điều trị cho những bệnh nhân bị sa búi trĩ nặng.

  • Nguy cơ tái phát và khả năng gặp vấn đề sau phẫu thuật như đau, sưng hoặc nhiễm trùng.

 

e, Các bước tiến hành phẫu thuật:

1. Bước 1:

  • Dùng nong hậu môn đẩy búi trĩ lên làm giảm sa búi trĩ

  • Toàn bộ búi trĩ sa sẽ được kéo vào bộ phận chứa giúp quan sát đường lược

  • Khâu cố định vào đáy chậu bằng mũi chỉ hoặc kẹp

Bước 2:

  • Dùng chỉ Prolene 2.0 khâu nối vòng cách đường lược ít nhất 3-4cm

  •  Khâu 6-8 mũi

  • Chỉ khâu lấy lớp niêm mạc và ngoài niêm mạc để tránh tổn thương đến cấu trúc cơ bên trong

Bước 3:

  • Mở đầu anvil  ra hết cỡ

  • Buộc chỉ của mũi túi vào nút đóng

  •  Với sự trợ giúp của dụng cụ kéo chỉ, buộc chỉ vòng qua lỗ chỉ 2 bên thân dụng cụ

Bước 4:

  • Buộc cố định chỉ vào thân dụng cụ

  • Búi trĩ được đưa vào trong khoang chứa mô của máy

Bước 5:

  • Dùng lực kéo chỉ giúp đưa búi trĩ vào trong buồng chứa mô của máy

  • Vị trí đánh dấu 4cm của máy  nên được đặt sát bờ hậu môn

  • Đối với phụ nữ, đưa ngón tay vào để kiểm tra thành âm đạo nhằm ngăn ngừa sự rò âm đạo

 

f, Điều trị sau phẫu thuật Longo:

Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế sự tái phát của bệnh lý, người bệnh cần lưu ý về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sau mổ như:

  • Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng.

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách.

  • Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ ( rau xanh, trái cây…),uống nhiều nước, tránh dùng nhiều đồ chiên xào, sử dụng các chất kích thích.

  • Hạn chế việc ngồi lâu, đứng lâu để giảm áp lực cho hậu môn.

  • Luyện tập đi vệ sinh cố định theo giờ và không sử dụng các thiết bị điện thoại, sách báo đồng thời.

  • Tinh thần thoải mái, hạn chế stress.

Câu 2:  Theo thuyết cơ học, sự tăng áp lực trong lòng ống hậu môn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vậy, áp lực này có thể tăng lên do những yếu tố nào ạ?

  • Rặn nhiều khi đi đại tiện

  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh

  • Tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón

  • Béo phì

  • Mang thai

  • Quan hệ qua đường hậu môn

  • Thường xuyên ngồi xổm nâng vật nặng

  • Chế độ ăn ít chất xơ

  • Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

  • Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…

  • Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh.

Câu 3: Chẩn đoán phân biệt Sa trực tràng và Bệnh trĩ:

(Tham khảo: https://bvnguyentriphuong.com.vn/ngoai-tieu-hoa/phan-biet-sa-truc-trang-va-tri)

Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau.

  • Giống: Đều có thể có triệu chứng:

  • Đại tiện ra máu (Tình trạng đại tiện lại có biểu hiện khác nhau).

  • Búi sa hậu môn (Tình trạng búi sa có tính chất hoàn toàn khác nhau).

  • Khác:

Tiêu chí

Sa trực tràng

Bệnh trĩ

Định nghĩa

Khi có một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra khỏi qua lỗ hậu môn

Khi mạch máu của đám rối trĩ bị phình giãn quá mức thì gọi là bệnh trĩ

Đối tượng

Phổ biến gặp ở:

  • Trẻ nhỏ 1-3 tuổi (sa niêm mạc).

  • Người lớn > 50 tuổi (sa niêm mạc và sa toàn bộ).

Có thể gặp hầu hết ở mọi đối tượng

Đại tiện ra máu

  • Máu có màu đỏ tươi, dính lẫn vào phân.

  • Máu chảy thường xuyên trong những lần đi đại tiện nhưng số lượng chảy không nhiều. 

  • Người bệnh không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì nhiều.

  • Máu có màu đỏ  tươi, mới đầu chỉ xuất hiện lượng ít trên giấy và không dính lẫn phân. 

  • Khi bệnh nặng có thể chảy thành giọt, đôi khi phun thành tia. 

  • Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn xung quanh hậu môn và có cảm giác có dị tật ngoài hậu môn.

Búi sa hậu môn

  • Khối sa mềm; nhầy khiến người bệnh có cảm giác ẩm ướt, khó chịu; phù nề tại khối sa. 

  • Ban đầu khối sa có màu hồng tươi dần trở thành màu tím, rớm máu; lở loét, nhiễm trùng, hoại tử nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách.

  • Búi trĩ nằm ngay mép hậu môn (trĩ ngoại), nằm dưới ống hậu môn hoặc phía trên cơ vòng (trĩ nội). 

  • Búi trĩ gây cảm giác vướng víu, đau đớn, khó chịu và đem đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.

  • Búi trĩ có thể là 1 hoặc nhiều búi trĩ, có màu đỏ tươi…

 

  • Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để phân biệt chính xác hình ảnh sa trực tràng và hình ảnh trĩ như phương pháp chụp hình khi đi cầu (Video-proctoscope), phương pháp chụp cộng hưởng từ động học (MRI Dynamic defecography)...

 

#Tim mạch
Bình luận