3 phút đọc

2/7/2024

UNG THƯ ĐẠI- TRỰC TRÀNG

  1. Dịch tễ và các yếu tố nguy cơ

  • Ung thư đại- trực tràng( UTĐTT) là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê 2012 của Globocan UTĐTT đứng thứ 3 về tỉ lệ mắc, thứ 4 về tỉ lệ tử vong do ung thư. Tại Việt Nam, UTĐTT thuộc 10 bệnh ung thư thường gặp và có xu thế gia tăng.

  • Yếu tố nguy cơ:

  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật; ít chất xơ; thiếu vitamin A,B,C,E và canxi.

  • Các tổn thương tiền ung thư: viêm đại- trực tràng chảy máu mãn tính, bệnh Crohn, viêm đại-trực tràng do lỵ amip mãn tính, polyp đại- trực tràng.

  • Di truyền: 

Bệnh đa polyp đại- trực tràng gia đình( di truyền gen trội NST thường)

Hội chứng Gardner ( gồm đa polyp và u bó sợi)

Hội chứng Peutz- Jeghers

Hội chứng Lynch

  1. Bệnh học

  • Vị trí tổn thương

Theo Sherman, 50% tổn thương tại trực tràng, 20% ở đại tràng Sigma, 15% ở đại tràng phải, 6-8% ở đại tràng ngang, 6-7% ở đại tràng trái, 1% ở hậu môn.

  • Đại thể: hay gặp 3 thể chính: sùi, loét và thể thâm nhiễm

  • Vi thể: 95% ung thư biểu mô tuyến( chủ yếu là UTBMT typ Liberkhunier(80%)); 5% ung thư không phải biểu mô( u lympho không Hodgkin, ung thư mô liên kết, u carcinoid)

  • Xâm lấn theo chiều sâu của thành đại tràng, di căn theo hệ bạch huyết tới các cơ quan lân cận chủ yếu là gan

  • Mức độ biệt hóa của tế bào ung thư

Grade 1: biệt hóa tốt

Grade 2: biệt hóa trung bình

Grade 3: biệt hóa kém

Grade 4: không biệt hóa

  1. Triệu chứng 

  • Triệu chứng toàn thân

Nổi hạch thượng đòn( chủ yếu bên trái)

Thiếu máu

Gầy sút: có thể gầy sút 5-10 kg trong 2-4 tháng

Suy nhược: bệnh tiến triển lâu làm suy mòn

  • Triệu chứng cơ năng

Rối loạn lưu thông ruột, táo bón, ỉa chảy

Phân nhày máu

Đau bụng: u đại tràng phải đau kiểu Koernig, u đại tràng trái đau kiểu tắc ruột, u đại tràng sigma đau hạ vị kèm đi ngoài nhiều lần.

Biến chứng của u như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc.

Khi di căn xa: sờ thấy hạch thượng đòn, chướng bụng

  • Triệu chứng thực thể

Khám bụng: sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn.

Khám toàn thân để phát hiện di căn gan, hạch ngoại vi,...

  1. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Nội soi: phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư đại tràng, cho biết vị trí, đặc điểm khối u và bấm sinh thiết.


  • Chẩn đoán hình ảnh

      Chụp X-quang bụng không chuẩn bị: dùng trong cấp cứu hoặc có biến chứng tắc, thủng ruột.

CT: đánh giá tổn thương u đại trực tràng và di căn xa

MRI: áp dụng trong chẩn đoán di căn xa và tổn thương tại chỗ.

Siêu âm: đánh giá tổn thương tại gan và toàn bộ ổ bụng.

  • Y học hạt nhân

      Chụp hình phóng xạ khối u đặc biệt: phát hiện u nguyên phát và tổn thương di căn

      Chụp hình khối u theo nguyên tắc chuyển hóa với F18-FDG: phát hiện u nguyên phát , di căn hạch, di căn xa

      Chụp xạ hình, SPECT xương( gan) với Tc99m-MDP: phát hiện di căn xương( gan).

  • Xét nghiệm sinh hóa- huyết học

      Xét nghiệm CEA, CA 19-9, phối hợp các phương pháp khác để theo dõi và chẩn đoán tái phát, di căn sau điều trị.

      Xét nghiệm huyết học và hóa sinh máu

  • Phân tích gene: xét nghiệm đột biến gen KRAS, NRAS, BRAF để tiên lượng và điều trị đích.

  1.  Điều trị

     a. Điều trị UTĐT

  • Phẫu thuật 

    Nguyên tắc phẫu thuật triệt căn: đảm bảo lấy hết tổ chức ung thư( gồm lấy rộng u nguyên phát và vét hạch vùng; lập lại lưu thông tiêu hóa.

  • Xạ trị

  • Xạ trị ít đặt ra với UTĐT. Trong một số trường hợp, xạ trị được đặt ra khi có tổn thương di căn, xạ trị triệu chứng như: xạ trị trong trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ( SIRT), P-32, xạ trị định vị thân( SBRT),...

  • Trong UTTT, xạ trị dùng trong cả tiền phẫu, hậu phẫu và tổn thương di căn. Hóa xạ trị phối hợp được chỉ định ở những bệnh nhân UTTT thấp, trung bình giai đoạn T3, T4, N-/+.

Nguồn tài liệu tham khảo:

  • Ung thư học HMU

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại- trực tràng( Bộ Y tế năm 2018)

 

#Health Care
Bình luận