3 phút đọc

5/27/2023

[Hướng dẫn quy trình kỹ thuật] Hướng dẫn mở đường mật, đặt dẫn lưu đường mật - Bộ Y tế 04/01/2022

Hướng dẫn mở đường mật, đặt dẫn lưu đường mật được ban hành trong Quyết định số 11/QĐ-BYT ngày 04 tháng 01 năm 2022.

[Xử trí khi hen trở nặng và đợt cấp]  Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên - BYT 24/04/2020

I.          ĐẠI CƯƠNG

Mở đường mật đặt dẫn lưu đường mật được áp dụng trong các trường hợp tắc mật do sỏi, do u; hoặc trong các trường hợp rò mật trong chấn thương gan cần dẫn lưu đường mật để giảm áp; có thể đặt dẫn lưu qua ống mật chủ, hoặc túi mật.

II.       CHỈ ĐỊNH

-      Tắc mật do sỏi, do u

-      Rò mật trong chấn thương gan

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-      Người bệnh có rối loạn đông máu, nhiễm trùng toàn thân nặng.

-      Chống chỉ định gây mê toàn thân.

IV.    CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa, gan mật tụy

2.        Người bệnh:

-      Vệ sinh sạch sẽ, ăn nhẹ đến 18h ngày hôm trước.

-      Được giải thích về quy trình, nguy cơ tai biến của phẫu thuật

-      Thụt tháo đại tràng

-      Sáng ngày mổ: Nhịn ăn, sát khuẩn vùng bụng

-      Tại thời điểm rach da: Kháng sinh dự phòng.

3.        Phương tiện:

-      Dụng cụ phẫu thuật tiêu hóa thông thường.

-      Dao điện máy hút, dẫn lưu

-      Hệ thống kéo van tự động.

4.        Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60-90 phút

V.       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Tư thế:

-      Người bệnh nằm ngửa kê billot ngang mũi ức, hai tay dạng.

-      Phẫu thuật viên đứng bên trái, phụ 1 đứng bên phải bệnh nhân, phụ 2 đứng bên trái phụ 1.

2.        Vô cảm: Gây mê nội khí quản có giãn cơ.

3.        Kỹ thuật

-      Rạch da trắng giữa trên rốn hoặc dưới sườn phải

-      Thăm dò chung ổ bụng.

-      Bộc lộ túi mật, ống mật chủ

-      Mở túi mật (khi dẫn lưu túi mật). mở ống mật chủ (nếu dẫn lưu qua ống mật chủ)

-      Đặt dẫn lưu vào đường mật

-      Cố định dẫn lưu

-      Cầm máu kỹ, đặt 1 DL dưới gan

-      Đóng bụng theo các lớp giải phẫu.

VI.    THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG

1.        Theo dõi:

-      Trong 24h đầu: Người bệnh thở oxy, theo dõi sát mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu, dẫn lưu.

-      Làm xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chức năng gan thận điện giải đồ ngày thứ 1 sau mổ

-      Khi bệnh nhân có trung tiện có thể cho ăn trở lại từ lỏng tới đặc

-      Theo dõi dịch chảy qua dẫn lưu Kehr

2.        Xử trí biến chứng:

-      Chảy máu: truyền máu, hồi sức tích cực, can thiện điện quang nút mạch cầm máu hoặc mổ lại cầm máu

-      Áp xe, dịch tồn dư: Kháng sinh liều cao, dẫn lưu ổ dịch dưới siêu âm, mổ lại làm sạch

-      Tắc dẫn lưu mật: bơm thông

[Chẩn đoán và phân loại] Hướng dẫn khám và đánh giá toàn diện người bệnh đái tháo đường - Bộ Y tế 30/12/2020

#Pháp luật
Bình luận