8 phút đọc

11/6/2023

[SINH LÝ] HOẠT ĐỘNG ĐIỆN CỦA TIM (Phần 04)

ĐIỆN TÂM ĐỒ

Cũng như mọi tế bào sống, khi cơ tim nghỉ ngơi, ở trạng thái phân cực, mặt ngoài mang điện (+), mặt trong mang điện (-). Khi có kích thích gây ra hiện tượng khử cực. Khi kích thích đi qua, có hiện tượng tái cực. Ghi điện tâm đồ tức là ghi những thay đổi điện thế của tim ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt cơ thể.

Khi phân tích những chi tiết của các dao động điện thế này, bác sĩ có thông tin về hướng cơ thể học của tim, kích thước tương đối của buồng tim, rối loạn về nhịp và dẫn truyền, tổn thương do thiếu máu ở cơ tim (vị trí, mức độ, sự tiến triển), ảnh hưởng của các rối loạn về nồng độ ion, tác dụng của một số thuốc trên tim.

CÁC CHUYỂN ĐẠO CHUẨN

Chuyển đạo được định nghĩa là cách mắc một cặp điện cực, gồm một điện cực dương (hay điện cực thăm dò) và một điện cực âm để ghi nhận sự thay đổi điện thế giữa hai vị trí khác nhau trên bề mặt cơ thể. Để ghi điện tâm đồ bình thường, người ta sử dụng các hệ thống chuyển đạo được định hướng trên một vài mặt phẳng của cơ thể. Lực điện học của tim tại một thời điểm nào đó có thể được biểu diễn bằng một vector ba chiều. Một hệ thống chuyển đạo được định hướng trong một mặt phẳng cho phép ghi được hình chiếu của vector ba chiều ấy trên mặt phẳng đó.

ECG gồm 12 chuyển đạo, trong đó có 6 chuyển đạo chi (limb leads)6 chuyển đạo trước ngực (precordial leads).

Chuyển đạo chi

Có sáu chuyển đạo chi, gồm ba chuyển đạo lưỡng cực (bipolar leads) có nguồn gốc từ tam giác Einthoven và ba chuyển đạo đơn cực (unipolar leads) được phát triển vào những năm 1940.

Chuyển đạo lưỡng cực: tam giác Einthoven (DI, DII, DIII). Đây là hệ thống chuyển đạo đầu tiên được sử dụng để ghi điện tim. Einthoven xem trái tim nằm ở trọng tâm của một tam giác đều mà ba đỉnh là vai phải, vai trái và định xương mu. Tuy nhiên, đặt điện cực ở ba vị trí này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, vào cuối những năm 1920, Wilson đã chỉ ra rằng: nếu dạng hai cánh tay ra và đặt điện cực ở cổ tay, có thể xem như cánh tay chính là dây dẫn với điện trở không đáng kể, không làm thay đổi điện thế ghi được từ các chuyển đạo.

Tác giả Einthoven đo sự chênh lệch điện thế giữa tay phải và tay trái (gọi là chuyển đạo DI), giữa tay phải và chân trái (chuyển đạo DII), giữa tay trái và chân trái (chuyển đạo DIII). Đối với chuyển đạo DI, tay trái là nơi đặt điện cực dương, tay phải là nơi đặt điện cực âm. Như vậy, trục DI là đường thẳng nối vai phải — vai trái và có chiều dương hướng từ phải sang trái. Đối với chuyển đạo DII và DIII, điện cực dương được đặt ở chân trái. Do đó, DII và DIII có chiều dương hướng từ trên xuống dưới. Do cách bố trí các trục chuyển đạo như trên, Einthoven đã đưa ra công thức: DII=DI + DIII. Nghĩa là biên độ sóng ở DI cộng với ở DIII phải bằng biên độ sóng tương ứng ở DII. Nếu đo thấy không đúng như thế thì có thể là do ghi sai. Công thức này gọi là định luật Einthoven.


Hình 1: Trái: tam giác Einthoven kinh điển được tạo thành từ ba chuyển đạo DI, DII và DIII. Phải: cách mắc DI, DĪI, DIII ở cổ tay hai bên và cổ chân trái, xem như chiều dài chi chính là dây dẫn với điện trở không đáng kể

Chuyển đạo đơn cực: chuyển đạo lưỡng cực chỉ chỉ cho biết hiệu điện thế giữa hai chỉ mà không cho biết được điện thế của từng chi. Do đó, cách mắc chuyển đạo đơn cực được phát hiện vào cuối những năm 1940 nhằm để đo điện thế từng chỉ riêng biệt. Đối với các chuyển đạo đơn cực chi chuẩn (VR, VL, VF), điện cực dương đặt tương ứng ở tay phải, tay trái và chân trái; còn điện cực còn lại là điện cực trung tính (điện thế bằng 0) được tạo bởi tâm của mạch điện hình sao mắc từ ba đỉnh của tam giác Einthoven. Tuy nhiên, tín hiệu thu được từ các chuyển đạo đơn cực VR, VL, VF này rất nhỏ, khó quan sát trên ECG. Do đó, đến năm 1947, Golberger đã cải tiến ra phương pháp đo chuyển đạo chỉ đơn cực tăng cường (aVR, aVL, aVF, chữ “a” là từ viết tắt của “augmented”, nghĩa là chuyển đạo tăng cường) bằng cách nối hai trong ba điểm (tay phải, tay trái, chân trái) vào một điện trở 5.000 Q2 tức cắt bỏ nhánh sao với chi có đặt điện cực thăm dò. Vì điện trở lớn như vậy nên điện thế ở cực này không đáng kể. Ví dụ, đối với chuyển đạo aVR, điện cực dương đặt ở tay phải, điện cực trung tính được tạo ra từ sự tổng hợp hai điện cực còn lại là tay trái và chân trái.

Hình 2: Trái: cách mắc chuyển đạo VR theo kiểu Willson. Phải: cách mắc các chuyển đạo đơn cực chi “tăng cường" aVR, aVL, aVF. Mũi tên trong hình B thể hiện chiều dương tương ứng của các chuyển đạo trên

---

TÀI LIỆU LIÊN QUAN TIM MẠCH:

TRẮC NGHIỆM CASE LÂM SÀNG TIM MẠCH (CÓ GIẢI THÍCH CHI TIẾT)

BỘ TRẮC NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG TIM MẠCH (case lâm sàng có giải thích)

---

Mối quan hệ giữa các chuyển đạo lưỡng cực và chuyển đạo đơn cực có thể được hiểu rõ hơn khi chúng ta đưa điện cực âm của toàn bộ hệ thống chuyển đạo chỉ về trung tâm điện học của quả tim, từ điểm gốc này vẽ ra các vector điện học tương ứng với từng chuyển đạo. Các vector xuất phát từ trung tâm điện học của tim đều nằm trên cùng mặt phẳng gọi là mặt phẳng trán (mặt phẳng đứng ngang).

Hệ thống này còn được gọi là hệ trục kép Bayley, trong đó mỗi chuyển đạo cách đều nhau một góc 30°. Hệ trục này quan trọng trong ứng dụng vẽ trục điện tim. Các chuyển đạo chỉ có thể phân nhóm dựa trên hướng của chúng trong mặt phẳng trán. Theo quy ước, 0° là vị trí nằm về phía bên trái trên đường ngang qua tâm, chiều dương theo chiều kim đồng hồ, ngược lại là chiều âm.

Quan sát trên Hình 2, ta dễ dàng thấy chuyển đạo DI và aVL có hướng giống nhau (0° và -30°), được gộp chung thành nhóm “chuyển đạo thành bên cao”. Tương tự, các chuyển đạo DII, DIII và aVF cũng có cùng hướng (60°, 90° và 120°), được gộp thành nhóm “chuyển đạo thành dưới”.

Hình 3: Hệ thống trục Bayley tạo thành từ các chuyển đạo chi trên mặt phẳng đứng ngang (mặt phẳng trán). Hệ thống tam trục kép Bayley với cả 6 chuyển đạo chi, các chuyển đạo cách đều nhau một góc 30°. Hình vẽ cũng đồng thời biểu diễn các chuyển đạo chi tương ứng với cấu trúc giải phẫu điện học của tim

Chuyển đạo trước ngực (V1, V2, V3, V4, V5, V6)

Điện cực thăm dò để ở các vị trí định trước ở trước ngực: V1 cách bờ phải xương ức 2 cm trên khe liên sườn 4; V2 cách bờ trái xương ức 2 cm trên khe liên sườn 4; V3 giữa V2 và V4; V4 là điểm gặp giữa đường giữa xương đòn với khe liên sườn 5; V5 là điểm gặp giữa đường nách trước và khe liên sườn 5; V6 là điểm gặp giữa đường nách giữa và khe liên sườn 5. Chuyển đạo V, V, có điện cực thăm dò đặt ở vùng thành ngực sát ngay trên mặt thất phải, phản ánh các biến đổi điện thế của thất phải nên được gọi là chuyển đạo trước tim phải. Các chuyển đạo V, V, đặt ở thành ngực sát trên thất trái, được gọi là chuyển đạo trước tim trái, phản ánh các biến đổi điện thế của thất trái. Các chuyển đạo Vụ V, phản ánh các biến đổi điện thế ở mỏm tim.

Điện tâm đồ bình thường

  • Sóng P: sóng khử cực hai nhĩ
  • Khoảng PR: thời gian dẫn truyền xung từ nhĩ đến thất
  • Phức hợp QRS: thời gian khử cực hai thất
  • Đoạn ST: thời gian hai tâm thất hoàn toàn bị khử cực, bắt đầu từ cuối phức hợp QRS đến bắt đầu sóng T
  • Khoảng QT: thời gian thu tâm điện cơ học của tim, bắt đầu từ phức hợp QRS đến cuối sóng T
  • Sóng T: sóng tái cực hai tâm thất
  • Sóng U: nguồn gốc sóng U không chắc chắn, bình thường không thấy trên điện tâm đồ hay chỉ là một sóng nhỏ sau sóng T.

Hình 4: Thành phần các sóng trong điện tâm đồ

---

Chuỗi bài viết tham khảo "Hoạt động điện của tim"

Phần 01: Hệ thống dẫn truyền trong tim

Phần 02: Hoạt động điện học của tim

Phần 03: Đặc tính sinh lý tế bào cơ tim

Phần 04: Điện tâm đồ

---

Bài viết liên quan Tim mạch:

Tiếp cận đau ngực: Bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng

Cận lâm sàng trong tiếp cận đau ngực

Các nguyên nhân của đau ngực

Khóa học mới nhất: Chẩn đoán và xử trí nhồi máu cơ tim cấp (cập nhật ESC 2023) - ThS. Quỳnh Dung - Giảng viên MedVNU

#Sinh lý học#Tài liệu y khoa#Tim mạch
Bình luận