4 phút đọc

11/13/2023

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN KHÓ THỞ (P1) - ĐỊNH NGHĨA & CƠ CHẾ

ĐỊNH NGHĨA KHÓ THỞ 

Theo Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ, khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh  biểu hiện sự không thoải mái trong quá trình hít thở với nhiều mức độ khác nhau. Cảm  giác này bắt nguồn từ các tương tác của nhiều yếu tố như sinh lý, tâm lý, xã hội, môi  trường và có thể gây ra các đáp ứng thứ phát về mặt sinh lý và hành vi. 

CƠ CHẾ KHÓ THỞ 

Phần lớn các bệnh nhân khó thở có thể được phân vào một trong hai nhóm lớn:  do hô hấp hoặc do tim mạch. Khó thở do hô hấp bao gồm những rối loạn liên qua đến  trung tâm điều hòa hô hấp, bơm hô hấp và bộ phận trao đổi khí. Trong khi đó khó thở do  tim mạch lại bao gồm các bệnh lý của tim ( ví dụ như thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính,  rối loạn chức năng tâm thu, bệnh lý van tim, bệnh lý màng ngoài tim), tình trạng thiếu  máu của cơ thể hoặc tình trạng suy mòn thể lực. Có thể có nhiều cơ chế cùng tác động  gây khó thở. 

1. Hệ hô hấp

Hệ hô hấp có vai trò vận chuyển khí từ môi trường vào phế nang, nơi mà CO2 được khuếch tán thụ động qua màng phế nang- mao mạch. Sau đó, CO2 được vận chuyển  ra ngoài môi trường. Bất kỳ rối loạn liên quan đến quá trình này cũng có thể gây ra khó  thở. 

a. Trung tâm hô hấp 

Trung tâm hô hấp xác định tần số và độ sâu của nhịp thở thông qua các tín hiệu ly  tâm gửi đến các trung tâm hô hấp. Các yếu tố gây kích thích trung tâm hô hấp ở thân não  sẽ làm tăng thông khí và gây khó thở. Khó thở liên quan đến trung tâm hô hấp thường  được mô tả với cảm giác “đói không khí” hoặc “ thôi thúc phải thở”. 

b. Bơm hô hấp 

Bơm hô hấp bao gồm các cơ hô hấp, dây thần kinh ngoại biên truyền xung động  từ trung tâm hô hấp đến cơ hô hấp, các xương thành ngực, màng phổi, hệ thống đường  dẫn khí đến phế nang. Các tổn thương của bơm hô hấp gây khó thở được mô tả bằng  cảm giác “tăng gắng sức để thở” 

Bệnh lý thần kinh cơ ( ví dụ bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain- Barrré) đưa đến  tình trạng cần phải gắng sức gần như tối đa để hít vào nhằm tạo đủ áp suất âm trong  lồng ngực. Bệnh nhân bị giảm sức đàn hồi của lồng ngực ( bệnh gù vẹo cột sống) hay của  phổi ( bệnh xơ hóa mô kẽ) cần phải gắng sức hơn bình thường để đưa khi vào trong phổi  đến phế nang. 

c. Bộ phận trao đổi khí 

Bộ phận trao đổi khi bao gồm các phế nang và mao mạch phổi, dùng để khuếch  tán CO2 và O2. Khó thở xuất hiện khi có tổn thương màng phế nang-mao mạch hoặc xâm nhập dịch, các chất của quá trình viêm vào giữa phế nang và mao mạch phổi. Các bệnh  gây tổn thương bộ phận trao đổi khí thường gây giảm oxy máu hoặc tăng thán khí mạn  tính trong những trường hợp nặng. Tổn thương bộ phận trao đổi khí thường kích thích  trung tâm hô hấp, đưa đến cảm giác “đói không khí” hoặc “ thôi thúc phải thở”. 

2. Hệ tim mạch 

Hệ tim mạch được thiết kế để đưa máu đã bão hòa oxy từ phổi đến các mô và  nhận CO2 từ mô về lại phổi để thải ra ngoài. Do đó, hệ tim mạch bao gồm tim để bơm  máu, hồng cầu để vận chuyển oxy. 

a. Suy tim: 

Suy tim là một hội chứng lâm sàng do các bệnh lý về cấu trúc hoặc chức năng của  tim làm tổn hại đến khả năng đổ đầy và tống máu của thất. 

b. Thiếu máu 

Thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy do oxy được vận  chuyển bằng cách gắn kết với Hemoglobin. Thiếu máu cũng làm tăng cung lượng tim.  Tuy nhiên cơ chế thiếu máu gây khó thở vẫn chưa rõ. 

c. Suy mòn thể lực ( deconditioning)

Lối sống tĩnh tại ít vận động dẫn đến giảm khả năng gắng sức và dẫn đến cảm giác  khó thở ngay cả khi làm những việc thông thường. Điều này thường xảy ra ở bệnh nhân  có bệnh tim và bệnh phổi mạn tính, bệnh nhân thường chấp nhận lối sống tĩnh tại để tránh khó thở. Tuy nhiên, hậu quả của tình trạng kéo dài hàng tháng không vận động  gắng sức là tình trạng suy mòn thể lực, và hậu quả cuối cùng là khả năng gắng sức tim  mạch của bệnh nhân tệ hơn rất nhiều so với thực tế mà các bệnh lý nền mang lại. Khó  thở do tình trạng suy mòn thể lực được mô tả bằng cảm giác “ thở nặng nề”, “ cần hít thở thêm”. 

Case lâm sàng (2).png

---

TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÓ THỞ

BỘ TRẮC NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG TIM MẠCH (case lâm sàng có giải thích)

TRẮC NGHIỆM CASE LÂM SÀNG TIM MẠCH (có giải thích chi tiết)

---

Phần 01: Tiếp cận khó thở: Định nghĩa & Cơ chế

Phần 02: Nguyên nhân khó thở

Phần 03: Tiếp cận một bệnh nhân khó thở

#Lâm sàng
Bình luận