8 phút đọc
11/6/2023
[SINH LÝ] HOẠT ĐỘNG ĐIỆN CỦA TIM (Phần 02)
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN HỌC CỦA TIM
Galvani và Volta với các thí nghiệm “điện sinh vật”, cách đây hai thế kỷ đã khám phá hiện tượng điện học liên quan đến sự co bóp ngẫu nhiên của tim. Năm 1885, Kolliker và Muller thấy rằng khi để đầu dây thần kinh của chế phẩm thần kinh cơ tiếp xúc với mặt ngoài của tim ếch thì thấy cơ co theo mỗi co bóp tim. Các hoạt động điện trong tim khơi mào co bóp tim. Rối loạn hoạt động điện của tim sẽ dẫn đến rối loạn nhịp từ không triệu chứng đến tử vong.
ĐIỆN THẾ MÀNG CỦA TIM
Điện thế màng còn được gọi là điện thế nghỉ. Khi nghỉ, nồng độ ion K+ bên trong màng tế bào cao hơn ngoài màng, ngược lại nồng độ ion Na* và Ca+ bên trong màng tế bào thấp hơn ngoài màng. Các tế bào cơ tim và hệ thống dẫn truyền ở trạng thái phân cực với điện thế (+) ở phía ngoài và điện thế (-) ở phía trong màng tế bào. Trung bình điện thế âm ở trong màng so với ngoài màng tế bào là -90 mV và trị số điện thế màng này thay đổi tùy vùng, trị số từ -60 đến -90 mV.
Sự chênh lệch điện thế âm này được duy trì bằng hoạt động của các bơm protein ở màng tế bào, trong đó quan trọng nhất là bơm Na-K - ATPase cho phép vận chuyển 3 ion Na từ trong bào tương ra ngoài dịch kẽ và chỉ có 2 ion K+ từ dịch kẽ bơm vào trong bào tương, do đó, phía ngoài màng tích điện dương so với trong màng. Quá trình này sử dụng năng lượng từ sự thủy phân ATP, được gọi là vận chuyển tích cực nguyên phát. Do sự chênh lệch gradient nồng độ, K* được thẩm thấu ra ngoài qua kênh K* chỉnh lưu nhập bào (kênh IK1), tuy nhiên, các anion (A) trong tế bào như protein không khuếch tán ra ngoài với K- làm điện thế bên trong màng âm so với bên ngoài.
Nồng độ Ca2+ ngoại bào được duy trì cao hơn nội bào nhờ bơm Caz-ATPase và bơm Na-Ca”. Bơm Na*-Ca2+ cho phép Na* vào trong nội bào, làm giảm bớt gradient nồng độ Na+ và lấy năng lượng giải phóng từ quá trình này (thay vì từ ATP) để đẩy ion Ca2+ ra ngoài. Cách vận chuyển này còn gọi là vận chuyển tích cực thứ phát.
Hình: Nồng độ các ion ở nội bào và ngoại bào của tế bào lúc nghỉ
ĐIỆN THẾ ĐỘNG CỦA TIM
Ngay khi có kích thích, màng tế bào bị khử cực, điện thế màng trở nên dương (từ -90 mV lên +30 mV) do sự vận chuyển các ion qua màng tế bào. Điện thế động gồm 5 pha: pha 0 (pha khử cực nhanh); pha 1 (pha tái cực sớm); pha 2 (pha bình nguyên); pha 3 (pha tái cực nhanh); pha 4 (pha nghỉ hay phân cực, điện thế màng trở về trị số lúc ban đầu và ổn định).
Có hai loại điện thế động trong tim:
(1) điện thế động loại đáp ứng nhanh: xảy ra ở tế bào cơ tim bình thường trong tâm nhĩ, tâm thất và trong mô dẫn truyền Purkinje;
(2) điện thế động loại đáp ứng chậm: xảy ra trong nút xoang và nút nhĩ − thất.
Tuy nhiên, loại đáp ứng nhanh có thể biến đổi thành chậm một cách ngẫu nhiên hay trong một vài trường hợp thực nghiệm.
Hình 7.4. Điện thế động cơ tim
Cơ chế ion của điện thể động loại đáp ứng nhanh
Bất cứ kích thích nào làm thay đổi đột ngột điện thế màng đến trị số điện thế ngưỡng đều gây ra điện thế động. Điện thế động của tế bào cơ tim loại đáp ứng nhanh có cơ chế
như sau:
- Pha 0: pha khử cực nhanh, đường biểu diễn đi lên do có sự tăng độ dẫn ion Na đột ngột (gNa*) làm ion Na di chuyển ồ ạt qua kênh Na* nhanh, từ ngoài vào trong tế bào tạo nên đường lên thẳng đứng. Pha 0 bị ức chế bởi chất tetradotoxin.
- Pha 1: pha tái cực sớm, đường biểu diễn đi xuống một phần do có sự kích hoạt kênh K+, làm ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào.
- Pha 2: pha bình nguyên, đường biểu diễn nằm ngang. Trong pha này, ion Cat đi vào tế bào nhiều qua kênh Ca-type L (long-lasting) và một ít ion Na cũng đi vào tế bào. Ngược lại, ion K* đi ra ngoài tế bào theo bậc thang nồng độ và điện thế. Tuy nhiên, khi so sánh với cơ xương, ta thấy có sự giảm tính thấm ion kali ở màng cơ tim. Trong khi có điện thế hoạt động, tính thẩm giảm chỉ còn 1/5 so với cơ khác, do đó, kali ra ngoài màng rất chậm nên không gây hiện tượng tái cực ngay được (đặc điểm này không có ở cơ xương). Nhờ có kênh Ca... type L và giảm tính thấm kali ở màng cơ tim làm cho cơ tim có hoạt động điện dài thể hiện ở đường cao nguyên của điện thế, do đó, thời gian co cơ tim dài, nên chức năng bơm máu của cơ tim được thực hiện. Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn Ca+ (gCa*). Ví dụ: gCa+ tăng bởi catecholamin, gCa+ giảm bởi các thuốc ức chế kênh Ca* (diltiazem).
- Pha 3: pha tái cực nhanh, đường biểu diễn đi xuống do các ion Ca+, Na*, K* đi ra khỏi tế bào. Số lượng ion Na* vào quá nhiều trong pha 0 và 2 được loại ra ngoài bởi kênh Na -K*-ATPase theo tỉ lệ 3 ion Na* đi ra và 2 ion K* đi vào. Ion Ca* dư thừa trong pha 2 sẽ bị loại ra ngoài qua bơm 1 Ca#/3Na* với cơ chế trao đổi 1 ion Ca" đi ra và 3 ion Na đi vào, ngoài ra một số ít Ca+ bị loại ra ngoài bởi bơm Ca“. Ion K+ tiếp tục đi ra theo bậc thang nồng độ và điện thế.
- Pha 4: hồi phục nồng độ các ion, điện thế màng trở về trị số lúc ban đầu và ổn định.2
---
TÀI LIỆU LIÊN QUAN TIM MẠCH:
TRẮC NGHIỆM CASE LÂM SÀNG TIM MẠCH (CÓ GIẢI THÍCH CHI TIẾT)
BỘ TRẮC NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG TIM MẠCH (case lâm sàng có giải thích)
---
Cơ chế ion của điện thể động loại đáp ứng chậm
Điện thế động loại đáp ứng chậm có đặc điểm khác với loại đáp ứng nhanh như sau:
(1) phân cực màng yếu, sau tái cực tế bào loại đáp ứng chậm chỉ đạt đến điện thế âm lớn nhất là -65 đến -60 mV, trong khi điện thế âm của tế bào loại đáp ứng nhanh là -90 mV do tế bào loại đáp ứng chậm khi nghi không có dòng K* thẩm thấu ra ngoài qua kênh K* chỉnh lưu nhập bào (kênh IK1) nên không đạt được giá trị cân bằng của ion K+;
(2) khử cực chậm hơn, pha 0 ít dốc hơn trên sơ đồ, do sự khử cực không dựa vào dòng ion Na* qua kênh Na* nhanh mà dựa vào dòng ion Ca... đi vào tế bào qua kênh Ca# type L (long-lasting);
(3) không có pha bình nguyên do xảy ra quá trình tái cực chậm ngay sau khi khử cực;
(4) pha 4 không ổn định hay tế bào loại đáp ứng chậm không tồn tại điện thế nghỉ thật sự. Trong pha 4, tế bào sau khi tái cực đạt đến điện thế âm lớn nhất là -65 mV sẽ từ từ khử cực một cách tự phát, được gọi là khử cực tâm trương làm cho đường biểu diễn trên sơ đồ dốc dần lên. Sự khử cực tâm trương được gây ra bởi tế bào giảm tính thấm với K* do kênh K* bị bất hoạt làm ion K+ không ra khỏi tế bào và một lượng nhỏ Na vào qua kênh If (funny current), ngoài ra còn có ion Ca“ đi vào tế bào qua kênh Ca- type T (transient). Khi điện thế màng đạt trị số điện thế ngưỡng (-40 mV), kênh Ca- type L sẽ hoạt hóa gây khử cực và phát sinh điện thế động mới tạo nên tính tự động và nhịp nhàng của tim.
Các tế bào nút xoang và nút nhĩ – thất là loại đáp ứng chậm, có quá trình khử cực chậm nên có sự dẫn truyền kém. Do đó, nút nhĩ thất có vai trò là một nút chặn sinh lý của tim, tạo nên sự chênh lệch thời gian giữa tâm nhĩ co và tâm thất co, đảm bảo lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất đầy đủ trước khi tâm thất co đẩy máu ra ngoài, bảo vệ tâm thất từ những rối loạn nhịp nhanh có nguồn gốc trên thất.
---
Chuỗi bài viết tham khảo "Hoạt động điện của tim"
Phần 01: Hệ thống dẫn truyền trong tim
Phần 02: Hoạt động điện học của tim
Phần 03: Đặc tính sinh lý tế bào cơ tim
Phần 04: Điện tâm đồ
---
XEM THÊM VỀ CHỦ ĐỀ TIM MẠCH:
Tiếp cận đau ngực: Bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng
Cận lâm sàng trong tiếp cận đau ngực
Khóa học mới nhất: Chẩn đoán và xử trí nhồi máu cơ tim cấp (cập nhật ESC 2023) - ThS. Quỳnh Dung - Giảng viên MedVNU